Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Stablecoin là gì? Các đồng stablecoin lớn nhất hiện nay

Stablecoin là gì? Các đồng stablecoin lớn nhất

Stablecoin là một thành phần quan trọng trong thị trường Crypto. Hãy cùng tôi tìm hiểu stablecoin là gì trong bài viết sau.

Nhắc đến tiền mã hóa, tôi cho rằng nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Bitcoin, Ethereum, Ripple hay Shiba Inu. Nhưng thực tế thì nhà đầu tư Crypto vẫn còn một lựa chọn khác được xem là nơi trú ẩn an toàn hơn trong thời kỳ thị trường biến động mạnh. Đó chính là stablecoin. Vậy stablecoin là gì? Tôi sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng về các đồng stablecoin để bạn không bỏ lỡ cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình.

Stablecoin là gì?

Trước tiên, hãy thử phân tích tên gọi stablecoin. Stable có nghĩa là ổn định, còn coin là đồng tiền. Stablecoin là một loại tiền mã hóa giúp giữ giá trị ổn định và ít biến động hơn so với các loại Crypto khác như Bitcoin hoặc Ethereum. Sự ổn định của stablecoin thường được đảm bảo thông qua các cơ chế hoạt động như cố định vào một tài sản ổn định hơn (tiền pháp định, vàng, bạc…), sử dụng các quỹ đặc biệt để đảm bảo tính thanh khoản và đáng tin cậy, hoặc sử dụng các thuật toán và công nghệ để duy trì giá trị ổn định.

Bản thân là một loại Cryptocurrency nên stablecoin vẫn mang đầy đủ những tính chất như phi tập trung hay bảo mật cao. Stablecoin cho phép gửi nhận giá trị ngang hàng nhưng người dùng không phải đối mặt với sự biến động cao như các đồng tiền khác.

Vai trò trong thị trường Crypto

Tôi đã nói ở trên rằng stablecoin là một thành phần quan trọng trong không gian tiền mã hóa. Vậy chính xác thì nó sở hữu những vai trò nào?

Công cụ thanh toán

Stablecoin được sử dụng như một công cụ thanh toán trong thị trường Crypto. Nhờ giá trị ổn định, bạn có thể sử dụng stablecoin để thực hiện các giao dịch hằng ngày, từ việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến cho đến chuyển tiền nhanh và an toàn.

Điểm neo giữ giá trị

Trong thị trường biến động mạnh như Crypto thì các đồng stablecoin đóng vai trò là một điểm neo để giữ giá trị và quản lý rủi ro. Vào những giai đoạn thị trường không ổn định, bạn có thể chuyển tiền của mình sang stablecoin để tránh rủi ro và bảo vệ giá trị tài sản.

Stablecoin hạn chế ảnh hưởng của biến động giá lên tài sản của bạn
Stablecoin hạn chế ảnh hưởng của biến động giá lên tài sản của bạn

Thúc đẩy giao dịch trên các sàn

Thay vì mua BTC trực tiếp bằng tiền pháp định như đô la Mỹ (USD), các nhà đầu tư có thể đổi sang stablecoin. Sau đó, họ sẽ sử dụng stablecoin để thực hiện giao dịch cho một loại Crypto khác.

Đàm phán và giao dịch

Stablecoin cung cấp một đơn vị đo giá trị chung cho các giao dịch và đàm phán trong thị trường Crypto. Bằng cách sử dụng stablecoin, người dùng dễ dàng so sánh, đánh giá giá trị của các tài sản khác nhau và thực hiện giao dịch một cách tiện lợi, nhanh chóng.

Nhiều ứng dụng

Nó có nhiều ứng dụng trong thị trường tiền mã hóa, từ dùng làm công cụ thanh toán trong các giao dịch hằng ngày đến tránh rủi ro biến động giá trong quá trình giao dịch và lưu trữ. Ngoài ra, stablecoin cũng có thể được sử dụng trong các dự án DeFi (tài chính phi tập trung), cho vay tiền mã hóa và trong các hệ sinh thái tài chính phi tập trung khác.

Cầu nối các thị trường tài chính

Stablecoin được xem là một phương tiện có tiềm năng kết nối thế giới tiền mã hóa và ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể sử dụng stablecoin để đơn giản hóa các giao dịch, đồng thời tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong hệ thống tài chính truyền thống.

Với sự phát triển không ngừng của thị trường Crypto, vai trò của stablecoin cũng ngày càng tăng lên, mang lại nhiều cơ hội và tiện ích cho người dùng trong việc giao dịch, đầu tư và quản lý tài sản mã hóa.

Ưu và nhược điểm của stablecoin là gì?

Ưu điểm

  • Nhờ ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá nên các đồng stablecoin trở thành một lựa chọn an toàn và tin cậy cho các nhà đầu tư.
  • Tính thanh khoản của stablecoin thường cao, có thể dễ dàng đổi sang tiền mặt hoặc các tài sản khác mà nó được neo giá.
  • Có thể hỗ trợ các hoạt động kinh tế trong không gian Crypto, như thanh toán, giao dịch, sử dụng các ứng dụng phi tập trung hay tài chính phi tập trung.
  • Thị trường hiện nay có nhiều loại stablecoin khác nhau, cho phép nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Stablecoin được thiết kế với sự minh bạch và các cơ chế bảo đảm, mang đến sự an tâm cho người dùng. 

Nhược điểm

  • Stablecoin phụ thuộc vào tài sản bảo đảm của chúng nếu là stablecoin dựa trên hàng hóa hay tiền mã hóa. Nếu có vấn đề xảy ra với nguồn này, giá trị của stablecoin cũng bị ảnh hưởng.
  • Một số loại có cơ chế quản lý và kiểm soát tập trung, tiềm ẩn rủi ro về an ninh và tính minh bạch. Dai (DAI) được quản lý bởi một hệ thống thông minh gọi là MakerDAO hay USD Coin (USDC) do công ty công nghệ tài chính Centre quản lý là những ví dụ điển hình.
  • Stablecoin thuật toán có thể không duy trì được sự ổn định hoàn toàn. Nguyên nhân là do các yếu tố kỹ thuật, thị trường hoặc tâm lý gây ra.
  • Thị trường stablecoin hiện chưa có chế độ quy định rõ ràng, điều này tạo ra rủi ro liên quan đến pháp lý và an toàn cho người dùng. 
  • Vì có quá nhiều các đồng stablecoin nên nhà đầu tư Crypto sẽ gặp khó khăn nếu muốn tìm ra cái tên phù hợp.
Một vài stablecoin phổ biến nhất hiện nay theo Coinmarketcap (ngày 08/07/2023)
Một vài stablecoin phổ biến nhất hiện nay theo Coinmarketcap (ngày 08/07/2023)

Phân loại stablecoin

Như vậy, tôi đã giúp bạn hiểu rõ stablecoin là gì, tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về các loại stablecoin. 

Stablecoin có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng một cách phổ biến là dựa vào cơ chế ổn định giá của chúng. Theo cách này, các đồng stablecoin gồm 2 loại chính: stablecoin có tài sản bảo đảm và stablecoin không có tài sản bảo đảm.

Stablecoin có tài sản bảo đảm

Là những đồng tiền có giá trị được liên kết với một hoặc nhiều loại tài sản khác, như tiền tệ, tiền mã hóa hay hàng hóa. Thông qua việc gắn kết với các tài sản khác, stablecoin được hỗ trợ bởi giá trị thực của các tài sản này.

Nó lại có thể được chia thành 3 nhóm nhỏ hơn như sau:

  • Stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định là những đồng tiền có giá trị bằng với một loại tiền tệ truyền thống, thường là đô la Mỹ. Nói dễ hiểu hơn, mỗi đồng stablecoin mới được phát hành phải có một đồng tiền pháp định tương tự được bảo trợ ở thực tế. Ví dụ: Tether (USDT), USD Coin (USDC), Binance USD (BUSD) hay Dai (DAI).
  • Stablecoin được đảm bảo bởi Crypto là những đồng tiền có giá trị được bảo đảm bởi một loại tiền mã hóa khác hoặc một danh mục tiền mã hóa. Giá trị của stablecoin này được duy trì bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh trên Blockchain. Ví dụ: MakerDAO (MKR), Synthetix (SNX) hay BitShares (BTS).
  • Stablecoin được đảm bảo bởi hàng hóa là những đồng tiền có giá trị được liên kết với một hoặc nhiều loại hàng hóa, như vàng, bạc hoặc dầu. Ví dụ: Tether Gold (XAUT), Paxos Gold (PAXG) hay Digix Gold Token (DGX).
Tổng quan phân loại stablecoin
Tổng quan phân loại stablecoin

Stablecoin không có tài sản bảo đảm

Giá trị của chúng không phụ thuộc vào tài sản nào, hay nói cách khác là nhu cầu dự trữ bị loại bỏ hoàn toàn. Stablecoin không có tài sản bảo đảm được gọi là stablecoin dựa trên thuật toán, tức những đồng tiền có giá trị được ổn định bằng cách sử dụng các thuật toán để kiểm soát nguồn cung và cầu của stablecoin. Ví dụ: TerraUSD (UST), Ampleforth (AMPL), hay Basis Cash (BAC).

Stablecoin thuật toán dùng các công cụ kỹ thuật để điều chỉnh nguồn cung token, giống như cách các ngân hàng trung ương làm với tiền tệ. Nếu giá token thấp hơn giá tiền pháp định mà nó neo, hệ thống sẽ giảm nguồn cung bằng cách stake, burn hoặc mua lại. Nếu giá token cao hơn giá tiền pháp định, hệ thống sẽ tăng nguồn cung bằng cách phát hành token mới. Dù sở hữu ý tưởng hay ho nhưng stablecoin thuật toán lại gây nhiều tranh cãi và nghi ngờ, đặc biệt sau khi Terra sụp đổ vào tháng 05/2022.

Top 5 các đồng stablecoin lớn nhất theo vốn hóa

Tether (USDT)

Đây là stablecoin có tài sản bảo đảm được phát hành bởi công ty Tether Limited vào năm 2014. USDT là cái tên phổ biến nhất hiện nay, chiếm thị phần lớn nhất và khối lượng giao dịch cao nhất trong các loại stablecoin. Từng gặp nhiều tranh cãi về khối lượng dự trữ song Tether đã vững vàng vượt qua mọi giông bão và ghi nhận mức lợi nhuận ấn tượng trong những quý gần đây.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Tether tại đây: USDT là gì? Toàn tập về stablecoin số 1 thị trường Crypto

USD Coin (USDC)

USDC được neo giá với đồng USD theo tỷ lệ 1:1. USDC được phát hành và quản lý bởi Centre, một liên minh giữa Circle và sàn Coinbase, hai công ty công nghệ tài chính hàng đầu. Loại stablecoin này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng và dịch vụ tiền mã hóa, từ thanh toán, giao dịch, đầu tư đến các dự án DeFi.

USDC là một trong những cái tên nổi bật trong phân khúc stablecoin
USDC là một trong những cái tên nổi bật trong phân khúc stablecoin

Dai (DAI)

DAI là stablecoin có tài sản bảo đảm dựa trên Crypto, cụ thể là Ethereum (ETH). DAI được phát hành bởi MakerDAO, một hệ thống phi tập trung chạy trên Blockchain Ethereum. Nó được duy trì giá trị ổn định bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh để khóa ETH vào một khoản vay được gọi là CDP (Collateralized Debt Position). DAI chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng phi tập trung hay tài chính phi tập trung trên Blockchain Ethereum.

Tìm hiểu thêm: DAI là gì? Toàn tập về stablecoin phi tập trung 

Binance USD (BUSD)

BUSD được phát hành bởi Binance, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Nó được sử dụng chủ yếu để giao dịch các loại tiền mã hóa khác trên sàn Binance hoặc những sàn khác. Nhận được sự hậu thuẫn từ ông lớn của thị trường Crypto nên BUSD đã có những thành tựu đáng ghi nhận. 

Tuy nhiên, sau hàng loại cáo buộc từ Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) thì BUSD đã bị ngưng phát hành. Vị thế của BUSD giờ đây đã suy giảm đi nhiều khi cộng đồng rời bỏ còn Binance thì chuyển hướng sang TUSD.

TrueUSD (TUSD)

TUSD ra đời vào tháng 03/2018 và ược phát triển bởi TrustToken, một công ty công nghệ tài chính có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. TrueUSD được giới thiệu như một loại stablecoin neo giá với với đồng USD. Mục tiêu của TUSD là nhằm cung cấp tính thanh khoản, tính minh bạch và ổn định giá trị cho người dùng trong việc giao dịch và đầu tư Crypto. 

Binance đang chuyển hướng sang sử dụng TUSD thay vì BUSD
Binance đang chuyển hướng sang sử dụng TUSD thay vì BUSD

Sau khi BUSD gặp biến cố, có vẻ như Binance đang chuyển hướng sang sử dụng TUSD thay vì BUSD. Một ví dụ rõ ràng là việc Binance đã thay thế BUSD bằng USDT và TUSD trong Quỹ An toàn Tài sản cho Người dùng (SAFU) của mình.

Lưu ý: Danh sách 5 cái tên bên trên được cập nhật vào đầu tháng 07/2023.

Những lưu ý khi đầu tư stablecoin là gì?

Đầu tư stablecoin có thể xem như một cách để tham gia thị trường Crypto mà không phải chịu biến động giá quá lớn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ một số điều sau nếu muốn đầu tư stablecoin.

  • Không mong đợi lợi nhuận cao. Stablecoin được thiết kế để duy trì giá trị ổn định nên bạn sẽ không thể kiếm được nhiều tiền từ sự tăng giá của chúng như các loại tiền mã hóa khác. Nó chỉ phù hợp cho những người muốn bảo toàn vốn hay sử dụng để giao dịch hoặc thanh toán.
  • Chọn loại stablecoin phù hợp. Có nhiều loại stablecoin khác nhau, mỗi loại lại sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Hãy tìm hiểu kỹ về cơ chế ổn định giá, tài sản bảo đảm, kiểm toán và uy tín của các loại stablecoin trước khi đầu tư. Bạn cũng nên chọn những stablecoin có khối lượng giao dịch cao (như 5 loại ở trên) và được hỗ trợ bởi nhiều sàn giao dịch.
  • Lưu ý về rủi ro pháp lý. Stablecoin có thể gặp phải các vấn đề pháp lý từ các cơ quan quản lý và giám sát do sự thiếu rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan. Các quy định về stablecoin có thể khác nhau tùy theo quốc gia và khu vực, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ về luật pháp tại nơi mình sống trước khi đầu tư.

Nếu muốn được tư vấn, hướng dẫn để sử dụng stablecoin và nhiều loại tiền mã hóa khác hiệu quả nhất, bạn có thể liên hệ với CIC. Tham khảo thêm các giá trị đặc biệt mà CIC mang đến cho nhà đầu tư Crypto:

» Quyền lợi của thành viên CIC

Tôi tin rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn stablecoin là gì, phân loại và cách sử dụng đúng. Stablecoin có thể giúp bạn bảo vệ giá trị tài sản của mình trong trường hợp tiền tệ truyền thống bị biến động, lạm phát hay chiến tranh. Cùng với Bitcoin và altcoin, các đồng stablecoin tạo nên một hệ sinh thái tiền mã hóa đa dạng và phong phú, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và nhà đầu tư. 

Trần Đăng khoa

Bài viết liên quan:

Bắt đầu hành trình trở thành bậc thầy Crypto ngay hôm nay

Chúng tôi đã giúp hơn 3.000 thành viên đầu tư thành công với hơn 500 thành viên đạt cấp độ Crypto Master