Là một trong những stablecoin nổi bật trong không gian Crypto, USDC đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu USDC là gì ngay bây giờ.
Nếu bạn muốn tìm một loại tiền mã hóa an toàn và ít biến động hơn so với các đồng coin khác thì stablecoin chính là lựa chọn phù hợp nhất. Trong số các stablecoin đáng tin cậy hiện nay thì USDC chính là cái tên nổi bật nhất. Nhờ sự ổn định và an toàn, USDC thu hút đông đảo các nhà đầu tư và tổ chức lớn. Bài viết này sẽ làm rõ hơn USDC là gì và những điểm nổi bật làm nên thành công của nó.
Giới thiệu chung
USD Coin hay USDC là một đồng stablecoin đảm bảo bằng tiền pháp định được neo giá 1:1 vào Đô la Mỹ (USD). Ra mắt vào tháng 09/2018, sau đó không lâu, USDC đã được sử dụng rất nhiều trong các giao thức DeFi và rồi phát triển mạnh mẽ thành một trong những đồng stablecoin lớn.
USDC được thiết kế để cung cấp một giải pháp thanh toán nhanh chóng và tiện lợi trên Blockchain. Bạn có thể dùng nó để giao dịch các đồng tiền mã hóa khác hoặc để mua các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Một điểm khác biệt của USDC so với các stablecoin khác là khả năng tích hợp với các dịch vụ tài chính truyền thống. Ví dụ, USDC có thể được sử dụng để thanh toán trực tuyến hoặc chuyển tiền qua các dịch vụ chuyển tiền trực tuyến thông thường.
USDC được ra mắt lần đầu vào ngày 26/09/2018 bởi Centre, một tập đoàn được thành lập bởi Circle và sàn Coinbase. Hiện, Circle (Circle Internet Financial LLC) là đơn vị phát hành duy nhất của USDC. Sứ mệnh của Circle từ khi thành lập là cung cấp các dịch vụ tài chính Crypto nhằm mục đích lưu trữ giá trị tài sản và hỗ trợ trao đổi tài sản xuyên biên giới. Circle tin rằng một hệ thống tài chính tương lai sẽ được xây dựng trên công nghệ Blockchain.
Circle cũng là một tổ chức đề cao tính pháp lý và đã đóng góp rất nhiều vào việc thúc đẩy các cơ quan quản lý tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới thành lập các khung pháp lý cho stablecoin nói riêng và cho toàn bộ thị trường Crypto nói chung. Vì vậy, không quá khi nói rằng USDC là “người chơi” tuân thủ pháp lý và minh bạch nhất đến thời điểm hiện tại.
Lịch sử hình thành và phát triển
Sau khi đã rõ USDC là gì, hãy cùng tôi điểm qua một số cột mốc đáng chú ý của stablecoin này.
- Năm 2019:
- Tháng 05/2019: USDC được niêm yết trên hơn 100 sàn giao dịch tiền mã hóa.
- Tháng 06/2019: Tổng giá trị vốn hóa thị trường của USDC vượt qua 500 triệu USD.
- Tháng 11/2019: Tổng giá trị USDC lưu hành vượt mốc 500 triệu USD.
- Năm 2020:
- Tháng 03/2020: Centre Consortium ra đời để quản lý USDC. Centre Consortium là một nhóm các công ty hợp tác để quản lý và phát triển stablecoin USDC. Đến cuối tháng 08/2023, Centre Consortium bị giải thể, Circle sẽ nắm toàn quyền quản lý nguồn cung và điều phối hoạt động của USDC.
- Tháng 4/2020: Circle thông báo hợp tác với Visa để cho phép thanh toán bằng USDC trên mạng lưới Visa.
- Tháng 05/2020: USDC đạt 2 tỷ USD vốn hóa thị trường.
- Tháng 07/2020: Tổng giá trị USDC lưu hành đạt 1 tỷ USD.
- Tháng 09 ‒ 10/2020: USDC lần lượt được triển khai trên các Blockchain Algorand, Stellar và Solana.
- Năm 2021:
- Tháng 02/2021: USDC đạt vốn hóa thị trường 10 tỷ USD.
- Tháng 06/2021: USDC được niêm yết trên sàn giao dịch Crypto Coinbase.
- Tháng 07/2021: Circle đã công bố kế hoạch sáp nhập với một “Công ty được mua lại với mục đích đặc biệt” (SPAC ‒ Special Purpose Acquisition Company) có tên Concord Acquisition Corp để đưa Circle lên sàn chứng khoán New York (NYSE).
- Tháng 08/2021: Tổng giá trị USDC lưu hành vượt qua 30 tỷ USD.
- Năm 2022:
- Tháng 02/2022: USDC trở thành stablecoin lớn thứ 2 sau Tether với vốn hóa thị trường hơn 50 tỷ USD.
Cơ chế vận hành của USDC là gì?
Cơ chế vận hành của USDC là cơ chế mint and burn (đúc và đốt) tương tự như các stablecoin neo giá vào tiền pháp định khác.
Người dùng cần mở Tài khoản Circle để chuyển đổi qua lại USD và USDC.
- Khi người dùng muốn đổi USD lấy USDC: Họ gửi USD vào Tài khoản Circle của mình. Hợp đồng thông minh của Circle trên Blockchain sẽ mint (đúc) một lượng USDC tương ứng với số USD đó.
- Tương tự, khi người dùng muốn đổi USDC lấy USD: Họ có thể gửi USDC vào Tài khoản Circle và yêu cầu nhận USD miễn phí. Hợp đồng thông minh của Circle trên Blockchain sẽ burn (đốt) lượng USDC đó trả lại USD cho họ.
Ngoài ra, khi người dùng gửi USD lên các sàn giao dịch để đổi lấy USDC, sàn thường sẽ cung cấp số dư USDC mà nó có sẵn để thực hiện giao dịch hoán đổi. Nếu cần nhiều USDC hơn để thực hiện giao dịch hoán đổi thì sàn sẽ thường sử dụng Tài khoản Circle của mình để đúc thêm USDC.
Sự việc USDC mất peg
Bên cạnh thắc mắc USDC là gì, nhiều người hẳn còn quan tâm đến sự kiện tương đối lớn khác của USDC vào năm 2022. Tôi đang muốn nói đến việc USDC mất peg (mức neo giá 1:1 so với đồng USD) vào tháng 05/2022 trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa lao dốc. Cụ thể, ngày 12/05/2022, giá USDC giảm xuống 0,95 USD, mất giá 5% so với đồng USD. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ra mắt năm 2018, USDC mất khả năng duy trì mức neo 1:1 với USD.
Sự kiện USDC mất peg là do sự ảnh hưởng của vụ ngân hàng Silicon Valley sụp đổ. Tâm lý hoang mang lan rộng, người nắm giữ USDC hoảng sợ hoặc lo lắng rằng không có đủ tiền dự trữ, dẫn đến nhu cầu rút tiền từ các stablecoin ra USD tăng mạnh.
Sau sự kiện mất peg, USDC đã có một số động thái để ổn định giá và khôi phục lại mức neo 1:1 với USD.
- Circle đã thiêu hủy khoảng 1,6 tỷ đô la USDC nhằm loại bỏ các token ra khỏi lưu thông khi nhà đầu tư mua lại USD.
- Centre Consortium, tổ chức phát hành USDC, khẳng định sẽ đảm bảo thanh khoản và tính ổn định của USDC. Họ sẵn sàng cung cấp thêm USD để hỗ trợ USDC nếu cần.
- Circle tiến hành kiểm toán độc lập để minh bạch hóa tình hình dự trữ và tài sản bảo đảm cho USDC. Báo cáo kiểm toán dự trữ do Grant Thornton thực hiện chỉ ra rằng Circle đang nắm giữ một lượng USD lớn hơn nhiều so với lượng USDC đang lưu hành.
- Các nhà phát triển USDC đang nghiên cứu cách nâng cao tính thanh khoản và khả năng mở rộng của USDC trên nhiều Blockchain khác nhau.
- Tăng cường truyền thông để khẳng định cam kết duy trì chốt 1:1 với USD. Việc Circle được cấp phép hoạt động dịch vụ tài chính với Bộ Tài chính Mỹ cho thấy họ đã đáp ứng các yêu cầu về chống rửa tiền, khủng bố tài chính và thực hiện các bước xác minh danh tính khách hàng theo quy định.
Nhờ đó, giá stablecoin này đã dần hồi phục về mức 1 USD sau sự kiện USDC mất peg.
Tương lai của USDC
Khi sóng gió đã tạm qua đi, tổng vốn hóa thị trường của USDC là khoảng 26 tỷ USD, là stablecoin có vốn hóa lớn thứ nhì sau USDT xếp thứ 2 và xếp thứ 6 toàn thị trường Crypto (tính đến ngày 03/08/2023).
Hiện tại USDC đang hoạt động chính thức trên 8 Blockchain bao gồm: Ethereum, Solana, Avalanche, TRON, Algorand, Stellar, Flow, Hedera và được sử dụng dưới dạng bridged (wrapped) token (dạng token được tạo ra thông qua việc khóa token ở chain này và đúc một lượng token thay thế ở chain khác) ở hầu hết các chain khác.
Tuy nhiên, vào ngày 26/04/2023, USDC đã có một bước tiến lớn với việc ra mắt giao thức chuyển giao chuỗi chéo (Cross-Chain Transfer Protocol ‒ CCTP). Giao thức này cho phép USDC được chuyển từ chuỗi này sang chuỗi khác một cách liền mạch và vẫn giữ nguyên trạng thái nguyên bản duy nhất. Điều này mang đến triển vọng mở rộng và phát triển trên nhiều Blockchain, giúp tăng tính phân tán, an toàn và tốc độ giao dịch cho USDC.
Có thể thấy, tương lai của USDC vẫn khá sáng sủa. Không những là “con cưng” của sàn Coinbase và Circle, USDC còn được đầu tư và chống lưng bởi những cái tên đình đám trên phố Wall như Blackrock, Goldman Sachs. Circle đã luôn cố gắng tuân thủ pháp lý, thúc đẩy quá trình xây dựng hành lang pháp lý cho Crypto ở những quốc gia lớn và có mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan quản lý.
Nhưng nhà đầu tư cũng không nên quá chủ quan khi nắm giữ USDC bởi sự kiện mất peg vẫn còn khả năng xảy ra, chưa kể đến sự cạnh tranh từ các stablecoin khác. USDC có thể phát triển xa đến đâu thì chưa thể xác định, nên nhà đầu tư phải luôn trang bị đủ kiến thức để kịp thời hành động bất cứ lúc nào.
Nếu cần học kiến thức về Crypto thì CIC là lựa chọn thích hợp với bạn. Bên cạnh các khóa học, chúng tôi còn cung cấp những chiến lược độc quyền và công cụ bổ trợ đắc lực cho nhà đầu tư. Tìm hiểu thêm:
Kết thúc bài viết này, tôi tin rằng bạn đã trả lời được câu hỏi USDC là gì. Chỉ trong vòng 3 tháng sau khi phát hành, USDC đã trở thành đồng stablecoin có vốn hóa lớn thứ 2 thị trường, đứng ngay sau bậc tiền bối đi trước là USDT. Hành trình của nó chắc chắn sẽ còn rất nhiều điều thú vị song nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng trong việc phân bổ nguồn USDC nắm giữ để phòng ngừa những sự kiện tương tự như USDC mất peg diễn ra lần nữa.
Trần Đăng Khoa
- USD Coin (USDC): Definition, How It Works in Currency, and Value
https://www.investopedia.com/usd-coin-5210435
- TUSD: Tham vọng thế vai BUSD và USDT
- BUSD là gì? Quá khứ huy hoàng, tương lai chưa xác định
- DAI là gì? Toàn tập về stablecoin phi tập trung lớn nhất hiện nay