Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

ETH là gì? 9 điều bạn cần biết về Ethereum trước khi đầu tư

eth là gì

ETH là gì? ETH là đơn vị tiền tệ của nền tảng Ethereum, đồng tiền mã hóa có giá trị lớn thứ 2 chỉ sau Bitcoin. Hiện nay, đồng tiền này cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Hãy cùng tôi tìm hiểu thêm thông tin về ETH trong bài viết này nhé.

ETH là gì?

Ethereum là một nền tảng Blockchain. Ether hoặc Ethereum (viết tắt: ETH) là tên gọi đồng tiền mã hóa của nền tảng này. Ethereum Blockchain được lập trình bằng một ngôn ngữ lập trình riêng được gọi là Solidity.

Là một mạng lưới Blockchain, Ethereum là một sổ cái công khai phi tập trung, được dùng để xác minh và ghi lại các giao dịch tiền mã hóa. Người dùng của mạng này có thể tạo, xuất bản, kiếm tiền và sử dụng các ứng dụng trên nền tảng và dùng ETH để thanh toán. Các ứng dụng phi tập trung trên mạng được gọi là “dApps”.

Ethereum là loại tiền mã hóa đứng thứ hai về vốn hóa thị trường, chỉ sau Bitcoin. Đây là thông tin được ghi nhận tính đến tháng 10/2022.

Tóm lại:

  • ETH là gì? Đây là một nền tảng dựa trên Blockchain mã nguồn mở. Nền tảng này tạo và chia sẻ các ứng dụng kinh doanh, dịch vụ tài chính và giải trí.
  • Người dùng Ethereum trả phí để sử dụng dApps. Phí này được gọi là “gas” vì chúng thay đổi tùy thuộc vào lượng sức mạnh tính toán được yêu cầu.
  • Đồng tiền mã hóa của Ethereum được gọi là Ether hoặc ETH.
  • Giá trị thị trường của ETH ở thời điểm hiện tại chỉ đứng sau Bitcoin.
ETH hiện chỉ đứng sau BTC về giá trị thị trường
ETH hiện chỉ đứng sau BTC về giá trị thị trường

Hiểu về Ethereum

Nền tảng Ethereum cho phép nhà phát triển xây dựng và xuất bản các hợp đồng thông minh (Smart Contracts) và các ứng dụng phi tập trung (Decentralized Applications – dApps).

Ethereum tự mô tả mình là “Blockchain có thể sử dụng để lập trình của thế giới.” Phân biệt với Bitcoin là một mạng Blockchain để các lập trình viên dựa trên đó và lập trình nhiều ứng dụng hơn, Ethereum đóng vai trò như một thị trường của các dịch vụ tài chính, trò chơi và ứng dụng. Tất cả đều có thể được thanh toán bằng ETH. Người dùng được bảo vệ khỏi sự gian lận, trộm cắp hoặc kiểm duyệt của bên thứ 3.

ETH là một trong những Altcoin có tiềm năng hiện nay. Vậy Altcoin là gì? Cùng tìm hiểu top những đồng Altcoin lớn đáng chú ý hiện tại.

Ai là người sáng lập Ethereum?

Sau khi hiểu được ETH là gì, hẳn bạn sẽ thắc mắc ai người đã tạo ra nó. Ethereum được ra mắt vào tháng 07/2015 bởi một nhóm 2 người. Đặc điểm chung của họ là đều có niềm đam mê mãnh liệt với Blockchain.

Vitalik Buterin
Vitalik Buterin

Người thứ nhất là Vitalik Buterin. Anh được ghi nhận là người khởi xướng khái niệm Ethereum. Hiện Buterin là CEO và gương mặt đại diện của nền tảng này. Buterin còn được mọi người gọi là tỷ phú tiền mã hóa trẻ nhất thế giới (sinh năm 1994).

Người thứ hai là Joe Lubin. Anh cũng là founder của ConsenSys – một nhà phát triển ứng dụng Blockchain sử dụng mạng Ethereum.

Tiền mã hóa ETH được thiết kế để sử dụng trong mạng Ethereum. Tuy nhiên giống như Bitcoin, ETH hiện là một hình thức thanh toán được chấp nhận bởi một số thương gia và nhà cung cấp dịch vụ. Overstock, Shopify và CheapAir là một trong số các trang web trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng ETH.

Những đối thủ cạnh tranh của ETH là gì?

Theo Gartner Research, các đối thủ cạnh tranh chính của Ethereum bao gồm các đồng tiền mã hóa khác cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào nền tảng phần mềm Blockchain. Danh sách này bao gồm Bitcoin, Ripple, IBM, IOTA, Microsoft, Blockstream, JP Morgan và NEO.

ETH là một đối thủ nặng ký trong thị trường tiền mã hóa hiện nay. Hiện tại, nó là tiền mã hóa lớn thứ hai dựa trên giá trị, xếp sau Bitcoin. Bạn có thể theo dõi biểu đồ bên dưới để nắm bắt những cái tên khác cùng vốn hóa thị trường.

15 cái tên dẫn đầu thế giới tiền mã hóa hiện nay
15 cái tên dẫn đầu thế giới tiền mã hóa hiện nay

Những dự án đang được phát triển dựa trên ETH là gì?

Ethereum tuyên bố nền tảng của họ có thể được sử dụng để “mã hóa, phân quyền, bảo mật và giao dịch bất cứ thứ gì”. Một số dự án đang được tiến hành để thử nghiệm điều  này.

Microsoft hợp tác với ConsenSys để cung cấp “Ethereum Blockchain dưới dạng dịch vụ” (Ethereum Blockchain as a Service – EBaaS) trên đám mây Microsoft Azure. Nền tảng này cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp và các nhà phát triển một môi trường nhà phát triển Blockchain dựa trên đám mây chỉ với một cú nhấp chuột.

Vào năm 2020, Advanced Micro Devices (AMD) và ConsenSys đã công bố một liên doanh. Nhiệm vụ của liên doanh này là tạo ra một mạng lưới các trung tâm dữ liệu được xây dựng trên cơ sở hạ tầng Ethereum.

Mất bao lâu để khai thác một Ethereum?

Khoảng thời gian cần thiết để khai thác ETH tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng bao gồm tỷ lệ băm, mức tiêu thụ điện năng và bất kỳ khoản phí nào được trả cho nhóm khai thác và/hoặc dịch vụ lưu trữ liên quan đến hoạt động khai thác. Những yếu tố này cũng tác động trực tiếp đến lợi nhuận và sự gia tăng các mục tiêu về độ khó khai thác. Bên cạnh đó là hiệu suất giá tổng thể của thị trường tiền mã hóa. Bằng các tính toán ở mức mặc định của máy tính, ước tính việc khai thác 1 đồng ETH sẽ mất 51,8 ngày.

đào eth là gì
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khai thác ETH

Sự phát triển liên tục của ETH

Các nhà sáng lập Ethereum là một trong những người đầu tiên xem xét ứng dụng công nghệ Blockchain vào những lĩnh vực khác bên cạnh giao dịch tiền mã hóa. Đồng ETH được tạo ra với vai trò chủ yếu như một phương tiện thanh toán cho các ứng dụng hoạt động trên nền tảng này.

Tính bất khả xâm phạm của nền tảng Ethereum mở ra khả năng lưu trữ thông tin cá nhân. Lĩnh vực đa dạng này trải dài từ hồ sơ chăm sóc sức khỏe đến hệ thống bỏ phiếu. Bên cạnh đó, nền tảng Ethereum phụ thuộc vào tiền mã hóa. Điều này mở ra cơ hội tiếp thị các trò chơi cũng như ứng dụng kinh doanh trên mạng cho các lập trình viên.

The Hard Fork là gì?

Vào năm 2016, một tin tặc đã đánh cắp Ether trị giá hơn 50 triệu đô la. Số tiền này được huy động cho một dự án có tên The DAO. Đó là một tập hợp các hợp đồng thông minh được tạo bởi bên thứ ba. Dự án này có nguồn gốc từ nền tảng phần mềm của Ethereum. Bên chịu trách nhiệm về vụ đánh cắp này được cho là thuộc về một nhà phát triển bên thứ ba đó.

Cộng đồng Ethereum đã đảo ngược hành vi trộm cắp bằng cách tạo ra một “hard fork”. Công cụ này làm mất hiệu lực của chuỗi khối hiện có và tạo ra một chuỗi khối Ethereum thứ hai. Bản gốc được gọi là Ethereum Classic.

Ethereum 2.0

Khác với Bitcoin, số lượng ETH có thể được tạo là không giới hạn. Đồng tiền mã hóa này đang trải qua một bản nâng cấp được chờ đợi từ lâu được gọi là Ethereum 2.0. Nó cho phép mạng lưới mở rộng quy mô, đồng thời giải quyết các vấn đề tắc nghẽn đã làm chậm hệ thống trong quá khứ.

Ethereum có tham vọng rộng lớn hơn Bitcoin. Những nhà phát triển mong muốn nền tảng này có thể giúp tất cả các loại ứng dụng có thể lưu trữ thông tin một cách an toàn.

Các cột mốc lớn để hoàn thiện ETH 2.0 giờ chỉ còn Sharding
Các cột mốc lớn để hoàn thiện ETH 2.0 giờ chỉ còn Sharding

Cách thức hoạt động của nền tảng ETH là gì?

Ethereum (và tất cả các Blockchain khác) là một cơ sở dữ liệu thông tin được thiết kế để không thể kiểm tra được. Thông tin trong Blockchain được tổ chức như một “chuỗi” theo trình tự thời gian. Chúng được tạo thành từ các “khối” dữ liệu. Đặc điểm này khác với cơ sở dữ liệu truyền thống.

Ví dụ: mọi giao dịch sử dụng đồng Ether phải được xác minh và ghi lại dưới dạng một khối bổ sung trên Blockchain duy nhất của đồng tiền đó. Quá trình này lý giải tại sao Blockchain thường được so sánh với một cuốn sổ cái.

Chuỗi khối Ethereum không chỉ lưu trữ các bản ghi giao dịch đồng ETH. Nó còn cho phép các nhà phát triển phần mềm tạo ra những trò chơi và ứng dụng kinh doanh (dApps) và giới thiệu với người dùng.

Giao dịch ETH là gì?

Các nhà đầu tư sử dụng bất kỳ nền tảng giao dịch tiền mã hóa nào để mua/bán đồng ETH. Các lựa chọn hiện tại bao gồm Coinbase, Gemini, Binance Kraken, Bitstamp và Bitfinex. Các ứng dụng đầu tư như Robinhood và Gemini cũng cho phép giao dịch tiền mã hóa.

Như đã đề cập ở trên, giá trị của tiền mã hóa rất dễ biến động. Những người giao dịch chúng đang cố gắng tận dụng sự biến động đó. Giá trị của 1 đồng ETH dao động trong khoảng 1.800 – 2.300 USD vào tháng 07/2021. Trong khi một năm trước, đồng tiền mã hóa này có giá trị chỉ khoảng 231 USD.

Những điểm khác biệt giữa Bitcoin và Ethereum là gì?

Ethereum có thể làm được tất cả những gì mà Bitcoin làm được. Cùng với đó, những cải tiến mới mẻ đã giúp nó thành công trong thời điểm hiện tại, báo hiệu một tương lai phát triển rất tiềm năng.

  • Thời gian tạo khối Ethereum cực nhanh, chỉ mất khoảng 14 giây. Trong khi đó, Bitcoin phải mất tới 10 phút để khởi tạo. Ethereum sử dụng giao thức Ghost khiến việc giao dịch trở nên nhanh chóng và vượt trội hơn Bitcoin.
  • Bitcoin giới hạn số lượng ở 21 triệu BTC. Ngược lại, số lượng không giới hạn đã giúp Ethereum chiếm ưu thế hơn so với Bitcoin.
  • Ethereum đã chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS) kể từ giữa tháng 09/2022, do đó tiết kiệm năng lượng sử dụng hơn rất nhiều so với cơ chế PoW của Bitcoin. Theo thống kê thì mạng lưới Bitcoin đang sử dụng năng lượng mỗi năm gấp 20.000 lần so với Ethereum PoS.
  • Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (quy đổi ra Ether). Mức phí này được tính dựa trên độ phức tạp của thuật toán, mức độ sử dụng băng thông và nhu cầu lưu trữ. Phí trung bình cho gas là trên 10 USD cho mỗi giao dịch (đầu năm 2021), theo Báo cáo Ethereum Gas. Còn phí giao dịch Bitcoin được tính theo hướng cạnh tranh, ai trả phí cao hơn sẽ được thợ đào (miner) ưu tiên xử lý giao dịch trước.
  • Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete. Mã này cho phép mọi tính toán được thực thi nếu có đủ khả năng tính toán và thời gian. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều rủi ro bị tấn công hơn cho Ethereum so với cấu trúc đơn giản của Bitcoin.
  • Có 13% số đồng ETH được bán cho lượng người đã tài trợ dự án ban đầu. Còn những người đầu tiên đào Bitcoin nắm giữ số lượng lớn Bitcoin đang phát hành.
  • Ethereum chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Người đào Ethereum phải sử dụng card đồ họa vì hàm băm của Ethereum yêu cầu sử dụng bộ nhớ.
  • Ethereum chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost.
Dù ra đời sau nhưng ETH có những ưu điểm đáng chú ý so với BTC
Dù ra đời sau nhưng ETH có những ưu điểm đáng chú ý so với BTC

Những chỉ trích liên quan đến ETH

Tính đầu cơ cao

Giống như mọi loại tiền mã hóa khác, Ethereum phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích. Đầu tiên, giá của tất cả các loại tiền mã hóa (bao gồm cả ETH) có xu hướng phản ánh sự biến động giá của Bitcoin. Điều này đã tồn tại trong nhiều năm và đang ngày càng được chú ý.

Ví dụ, vào năm 2017, giá trị của BTC dao động trong khoảng 900 – 20.000 USD. Vào tháng 04/2021, giá trị đó nhảy vọt lên mức cao nhất, 63.000 USD/BTC. Khoảng tháng 07/2021, giá trị của đồng tiền mã hóa này dao động quanh mức 30.000 USD/BTC.

Từ những số liệu trên, có thể thấy rằng các loại tiền mã hóa vẫn mang tính đầu cơ cao. Có những giai đoạn giá trị của chúng tăng và giảm với biên độ lớn.

Sự lãng phí năng lượng

Mỗi mạng lưới Blockchain hằng ngày tiêu thụ một lượng năng lượng khổng lồ. Vì thế mà một trong những lý do khiến Trung Quốc cấm tiền mã hóa là do sự tiêu hao năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch do các hoạt động khai thác tiền mã hóa quy mô lớn gây ra.

Tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng tiềm năng chưa được khai thác của ETH là rất lớn. Vì vậy, đây chính là một đồng tiền mã hóa mà nhà đầu tư nên cân nhắc khi tham gia lĩnh vực này.

Có nhiều lý do lý giải sự phổ biến của đồng ETH. Một trong số đó là khả năng đóng vai trò như một phương tiện thanh toán cho các ứng dụng hoạt động trên nền tảng này. Hy vọng rằng những đáp án cho câu hỏi ETH là gì sẽ ngày càng được con người khám phá nhiều hơn trong tương lai.

Trần Đăng Khoa

Tài liệu tham khảo:
Bài viết liên quan:

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

Bắt đầu hành trình trở thành bậc thầy Crypto ngay hôm nay

Chúng tôi đã giúp hơn 3.000 thành viên đầu tư thành công với hơn 500 thành viên đạt cấp độ Crypto Master