Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Altcoin là gì? Top 10 đồng Altcoin lớn đáng chú ý hiện tại

Altcoin là gì? Top 10 đồng Altcoin đáng chú ý

Altcoin là gì?” có lẽ là một trong những câu hỏi thường gặp nhất đối với người mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường Crypto. Cùng với Bitcoin, những đồng tiền mã hóa này đã tạo nên một thế giới Crypto với rất nhiều ứng dụng tài chính và công nghệ đáp ứng nhu cầu của lượng người dùng Cryptocurrency ngày càng nhiều. Vậy Altcoin là gì và chúng có những ưu, khuyết điểm nào? 

Bạn có biết, trên thị trường Crypto, ngoài Bitcoin thì những cái tên khác vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ? Chúng được gọi chung là Altcoin. So với thời điểm thống trị vốn hóa thị trường năm 2017 thì hiện nay, Bitcoin đã có sự suy yếu khi các smart contract và sản phẩm DeFi mới liên tục được giới thiệu. Do vậy, nhiều người bắt đầu quan tâm Altcoin là gì cũng như cơ hội đầu tư vào đây.

Altcoin là gì?

Altcoin là sự kết hợp của 2 từ alt (hay alternative, nghĩa là thay thế) và coin, tức các loại tiền mã hóa khác với Bitcoin. Nếu Bitcoin là loại tiền mã hóa đầu tiên thì tất cả những loại tiền ra đời sau đó đều được gọi là Altcoin. Chúng có một vài điểm chung với Bitcoin nhưng cũng sở hữu nhiều khác biệt, như sử dụng cơ chế đồng thuận khác để tạo ra các khối hoặc xác thực giao dịch.

Bitcoin ra đời năm 2008 và đến năm 2011, Altcoin đầu tiên tên Namecoin (NMC) xuất hiện. Tính đến thời điểm viết bài, trang web CoinMarketCap ghi nhận hơn 10.000 loại tiền mã hóa. Cũng theo CoinMarketCap, Bitcoin và Ethereum chiếm gần 60% vốn hóa thị trường, phần còn lại là các Altcoin. Vì là một phiên bản khác của Bitcoin nhưng được cải tiến ở phương diện nào đó nên biến động giá của các Altcoin có xu hướng bắt chước quỹ đạo của Bitcoin.

altcoin là gì
Có rất nhiều Altcoin đang lưu hành trên thị trường Crypto

Một thông tin mà nhà đầu tư tiền mã hóa cần chú ý khi quyết định mua Altcoin là “mùa Altcoin”. Khi Bitcoin tăng giá (hoặc có dấu hiệu tăng), nhà đầu tư thường có xu hướng bán Bitcoin và dùng tiền lời để mua Altcoin. Điều này khiến giá Altcoin tăng lên, và có thể đẩy thị trường vào một thời kỳ gọi là “mùa Altcoin”. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua bài viết này:

» Mùa Altcoin là gì? 4 dấu hiệu nhận biết mùa Altcoin bắt đầu

Có 2 lý do chính dẫn đến sự xuất hiện của Altcoin:

  • Phí giao dịch của Bitcoin cao, nhiều nhà sáng lập vì vậy muốn tạo ra các Altcoin để thay đổi điều này.
  • Tiềm năng phát triển của tiền mã hóa là không thể phủ nhận, nhiều dự án Altcoin ra đời cũng nhằm khai thác lợi nhuận từ thị trường Crypto. Với những nhà đầu tư tiền mã hóa đời đầu thì Altcoin là cơ hội đầu cơ trong ngắn hạn với mức sinh lời cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Phân loại Altcoin

Tùy thuộc vào chức năng và cơ chế đồng thuận của chúng mà có thể chia Altcoin thành một số nhóm chính. Lưu ý: một Altcoin có thể thuộc nhiều nhóm.

Mining-based

Các Altcoin này cần phải được đào (mining). Hầu hết các Altcoin tồn tại nhờ đào đều sử dụng Proof of Work (PoW), một trong những cơ chế đồng thuận phổ biến nhất trong hệ sinh thái Cryptocurrency. Theo đó, thợ đào tham gia cạnh tranh xác thực các giao dịch và đưa giao dịch vào các block trong Blockchain để nhận phần thưởng tùy theo mạng lưới. Ví dụ về Altcoin loại này là Litecoin, Monero và ZCash.

đào altcoin là gì
Một số loại Altcoin cần được đào bằng máy móc chuyên dụng

Stablecoin

Bên cạnh những đồng tiền mã hóa có mức biến động mạnh thì vẫn có các loại tiền được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự biến động giá, đó là stablecoin. Giá của stablecoin được gắn theo giá của một vài tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định (VNĐ, USD, EUR…). Nó cho phép chuyển tiền trên toàn cầu nhanh chóng với chi phí thấp và không phụ thuộc vào bất cứ ngân hàng trung ương nào.

Một số stablecoin đáng chú ý hiện nay:

Security token

Security token hay còn gọi là token chứng khoán tương tự như chứng khoán được giao dịch trên thị trường, ngoại trừ nguồn gốc kỹ thuật số. Người sở hữu sẽ nhận được lợi tức, cổ tức từ lợi nhuận kinh doanh hoặc có quyền phát biểu ý kiến liên quan đến đường lối phát triển của công ty.

Triển vọng tăng giá là một điểm thu hút lớn để các nhà đầu tư bỏ tiền vào chúng. Token chứng khoán thường được phát hành thông qua IEO (Phát hành tiền mã hóa lần đầu tiên sàn – Initial Exchange Offerings) hoặc STO (Phát hành token chứng khoán lần đầu trên sàn – Security Token Offerings).

Meme coins

Giống như tên gọi, meme coins được lấy cảm hứng từ một trò đùa hoặc bức ảnh hài hước trên internet. Chúng thường trở nên phổ biến trong một thời gian ngắn vì được những người có sức ảnh hưởng quảng bá. Meme coins nổi bật nhất phải kể đến Dogecoin và Shiba Inu. Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã góp công không nhỏ cho sự tăng trưởng đến 91% trong 24 giờ của Shiba Inu chỉ với một bài đăng.

Elon Musk và Shiba Inu
Elon Musk đã tác động khá nhiều đến giá của Shiba Inu

Utility Token

Utility Token hay còn gọi là token tiện ích, được sử dụng để cung cấp các tiện ích liên quan đến dự án, ví dụ như thanh toán phí hoặc đổi thưởng. Không giống như token chứng khoán, token tiện ích không cung cấp quyền sở hữu đối với các cổ phần của công ty.

Chúng được xem như một phương pháp thu hút sự chú ý cho dịch vụ, sản phẩm của công ty cũng như tạo ra nhiều giá trị cho các dịch vụ trong hệ sinh thái Blockchain. Token tiện ích thường được phát hành đến người dùng thông qua các đợt ICO (Đợt phát hành coin đầu tiên – Initial Coin Offering).

Ưu và nhược điểm của Altcoin là gì?

Ưu điểm

  • Altcoin là “phiên bản tốt hơn” của Bitcoin vì chúng khắc phục những thiếu sót của “người anh cả” này như phí giao dịch rẻ hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn, tính ứng dụng cao…
  • Một số Altcoin nhất định, chẳng hạn như ETH của Ethereum và ADA của Cardano, đã chứng minh được sức hút với các tổ chức chính thống, dẫn đến định giá cao.
  • Nhà đầu tư có thể chọn nhiều loại Altcoin để thực hiện các chức năng khác nhau trong thị trường Crypto.
  • Đây là kênh đầu tư tiền mã hóa tiềm năng và giúp bạn đa dạng hóa danh mục của mình.

Nhược điểm

  • Vốn hóa thị trường của Altcoin nhỏ hơn khá nhiều so với Bitcoin. Tính đến tháng 11/2021, Bitcoin chiếm khoảng 42% thị phần của toàn thị trường tiền mã hóa.
  • Thị trường Altcoin có tính thanh khoản kém, dẫn đến việc dễ biến động hơn so với Bitcoin.
  • Có rất nhiều loại Altcoin trên thị trường cùng các ứng dụng khác nhau nên không dễ để nhà đầu tư lựa chọn.
  • Vẫn còn tồn tại nhiều dự án lừa đảo, vì vậy tìm hiểu kỹ lưỡng và đầu tư số tiền phù hợp với khả năng là điều tiên quyết.

Top 10 Altcoin triển vọng để đầu tư trong năm 2022

1. Ethereum (ETH)

Nếu Bitcoin là cái tên đứng đầu thị trường Crypto thì Ethereum đã giữ vững ở vị trí thứ 2 trong nhiều năm qua. Hệ sinh thái của Ethereum ngày một đa dạng và lớn mạnh, hỗ trợ hàng ngàn dự án dApp, tài chính phi tập trung DeFi. Việc có nhiều ứng dụng được phát triển trên mạng lưới kéo theo số lượng người dùng và nhu cầu thanh toán bằng ETH tăng, dẫn đến giá của ETH cũng tăng. Hiện tại, vốn hóa thị trường của Altcoin này đã đạt hơn 340 tỷ USD.

Tuy nhiên, mạng Ethereum đang gặp tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch, phí gas có lúc tăng trên 100% do nghẽn mạng. Phiên bản nâng cấp mang tên Ethereum 2.0 đã bắt đầu được cập nhật nhưng sẽ cần nhiều thời gian mới có thể hoàn thiện. Dù vậy, đầu tư Ethereum vẫn là lựa chọn an toàn bởi vốn hóa thị trường lớn và tính bảo mật cao.

ETH là altcoin lớn chỉ sau BTC
ETH là Altcoin đứng sau BTC và là lựa chọn đầu tư an toàn

2. Polkadot (DOT)

Trong khi phần lớn các loại tiền mã hóa dùng công nghệ Blockchain để giải quyết vấn đề trong đời sống thực thì Polkadot lại đi giải quyết chính vấn đề của Blockchain. Polkadot được sáng tạo bởi nhóm lãnh đạo của mạng Ethereum với mục tiêu thúc đẩy quá trình đồng thuận của hệ sinh thái Blockchain. Altcoin này sở hữu chuỗi khối đặc biệt có khả năng giải quyết tốt thách thức mở rộng, tăng cường tính tương tác.

DOT là đồng coin đại diện cho mạng Polkadot. Người sở hữu DOT sẽ được giảm phí mạng khi tham gia vào hệ sinh thái của Polkadot. Khi thị trường tài chính phi tập trung DeFi vẫn đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ thì rất nhiều dự án dApp đã dịch chuyển sang hệ sinh thái của Polkadot thay vì Ethereum. Từ một cái tên còn khá mới, DOT nhiều lần góp mặt trong top 10 những đồng tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn nhất.

Đội ngũ sáng lập của Polkadot
Đội ngũ sáng lập của Polkadot

3. Ripple (XRP)

Tôi tin bạn không biết rằng XRP còn ra mắt trước ETH (năm 2012), ý tưởng về Altcoin này đã được nung nấu từ năm 2004. Mạng Ripple sở hữu ưu điểm là tốc độ giao dịch nhanh (chỉ mất vài giây để trao đổi giữa tiền mã hóa và tiền pháp định), không cần đến khâu xác thực, đặc biệt còn hỗ trợ người dùng giao dịch nhiều loại hình tài sản khác như vàng hay tiền tệ. XRP là đồng coin có mạng lưới trao đổi rộng rãi và được dùng phổ biến trên các sàn giao dịch tiền mã hóa hiện nay.

Ripple hợp tác với hơn 100 ngân hàng lớn nhỏ nên giá trị của đồng XRP cũng có khả năng tăng theo. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến lo ngại việc nó đi ngược lại bản chất của tiền mã hóa.

altcoin XRP
Việc XRP hợp tác với nhiều ngân hàng tạo lợi thế nhưng dẫn đến nhiều lo ngại

4. Bitcoin Cash (BCH)

Đồng BCH được tạo ra vào tháng 08/2017 từ một đề xuất fork (hình thức sửa lỗi hoặc nâng cấp mã nguồn bằng cách tạo ra một phiên bản Blockchain mới với những tính năng tốt hơn từ chính Blockchain cũ) của Bitcoin. Một số thợ đào không đáp ứng quy tắc nâng cấp mới trong đào Bitcoin đã dẫn đến sự phân tách của Bitcoin Cash.

Vì xuất phát từ Bitcoin nên Altcoin này sở hữu nhiều điểm tương đồng với “người anh lớn”. Điểm khác biệt duy nhất là 1 khối của Bitcoin Cash sở hữu sức chứa lớn hơn, cho phép nhiều giao dịch trên 1 khối hơn với tốc độ nhanh hơn nhưng có thể làm tăng phí giao dịch. Vào năm 2017, BCH từng đạt giá trị cao nhất (hay ATH ‒ All-time high) là 4.355 USD.

BCH với BTC
Hiện người dùng vẫn còn gặp khó khăn khi phân biệt BCH với BTC

5. Binance Coin (BNB)

Có thể bạn đã không còn xa lạ gì với sàn giao dịch Binance. BNB là đồng coin được sàn tạo ra như một phương tiện thanh toán chi phí trên nền tảng. Sử dụng BNB để giao dịch trên Binance sẽ không có phí phát sinh. Hệ sinh thái “khủng” của Binance ngày càng được mở rộng, ảnh hưởng tích cực đến Binance nói chung và BNB nói riêng. Đây là một Altcoin đáng cân nhắc vì tốc độ phát triển nhanh và giá trị vốn hóa tăng ổn định.

Nếu quan tâm đến đồng BNB bạn có thể tìm hiểu qua bài viết này:

» BNB là gì? Hướng dẫn đầu tư BNB cho người mới bắt đầu

 

Có hệ sinh thái rộng lớn của Binance hỗ trợ nên BNB đang cho thấy sự phát triển ổn định
Có hệ sinh thái rộng lớn của Binance hỗ trợ nên BNB đang cho thấy sự phát triển ổn định

6. Near Protocol (NEAR)

Như chúng ta đã biết, Ethereum đang là mạng lưới được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nhưng do khối lượng người dùng lớn nên khả năng xử lý chậm (khoảng 20 giao dịch/giây) và chi phí thực hiện các giao dịch khá cao. Một số Blockchain nền tảng khác đã cải thiện được vấn đề này tuy nhiên chúng lại có những điểm yếu khác như các node vẫn có tính tập trung cao hoặc các nhà phát triển khó triển khai các ứng dụng trên nền tảng đó.

Near Protocol ra đời để giải quyết tất cả các vấn đề trên. Near là một nền tảng phát triển phi tập trung sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-stake (POS) và công nghệ “sharding” phân mảnh dữ liệu) để mở rộng thông lượng và giảm thiểu tắc nghẽn mạng lưới.

Khác với các Blockchain nền tảng khác, Near sử dụng công nghệ “sharding” giúp chia nhỏ các dữ liệu để xử lý cùng một lúc. Mạng lưới do đó có khả năng mở rộng khi số lượng node trong mạng lưới tăng lên vì không bị giới hạn về dung lượng. NEAR Foundation chính là đội ngũ đứng sau và phát triển dự án, tạo ra Blockchain NEAR.

NEAR là một trong số ít các Blockchain có hiệu suất cao, chi phí thấp cũng như khả năng mở rộng đáng kinh ngạc
NEAR là một trong số ít các Blockchain có hiệu suất cao, chi phí thấp cũng như khả năng mở rộng đáng kinh ngạc

7. Solana (SOL)

Solana được xây dựng trên blockchain 3.0 với cơ chế đồng thuận mới, tích hợp nhiều công nghệ và cho phép gửi nhận tiền ngay lập tức với chi phí thấp. SOL có thể dùng cho nhiều mục đích và đi kèm các quyền lợi trên nền tảng Blockchain như: staking để đổi năng lượng và hỗ trợ mạng, thanh toán phí, bỏ phiếu về các hoạt động quản trị trong mạng lưới của Solana trong tương lai…

Solana hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình nên thu hút nhiều dự án dApp và NFT phát triển trên Blockchain của mình. Thông qua việc đốt SOL, Solana thực hiện biện pháp giảm phát, giúp đồng Altcoin này không mất giá và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư hold trong dài hạn.

altcoin SOL sở hữu nhiều ưu điểm
SOL sở hữu nhiều ưu điểm vì được tích hợp với công nghệ mới

8. Cardano (ADA)

“Cha đẻ” của Cardano là Charles Hoskinson, người từng giữ vai trò nhà đồng sáng lập Ethereum, nhưng đã ra đi vì bất đồng ý kiến. Dự án được giới thiệu từ năm 2015 với mục đích xây dựng Cardano thành Blockchain 3.0, khắc phục các nhược điểm của Blockchain 2.0 như tốc độ giao dịch chậm, tốn năng lượng và khả năng mở rộng thấp.

Sau hơn 6 năm phát hành, ADA đang dần tạo được vị thế riêng. Cardano là dự án đầu tiên được chứng nhận và kiểm chứng theo khoa học, tính bảo mật cao vì mạng lưới được xây dựng trên 2 lớp. Dự án được viết bằng ngôn ngữ lập trình Haskell, một trong những ngôn ngữ lập trình an toàn nhất hiện nay.

Hệ sinh thái của Cardano tuy không lớn nhưng vẫn rất tiềm năng
Hệ sinh thái của Cardano tuy không lớn nhưng vẫn rất tiềm năng

Một trong những ưu điểm lớn của Chainlink là dịch vụ đã được nhiều công ty truyền thống và cả Crypto tin dùng như Google, Oracle, IC3, Polkadot… Chainlink là nền tảng oracle phi tập trung, đóng vai trò cầu nối để chuyển thông tin từ bên ngoài Blockchain (off-chain) vào trong Blockchain (on-chain) và ngược lại. Nhờ Chainlink, các smart contract có thể tương tác với thế giới và giữ được những đặc điểm cơ bản của Blockchain: bảo mật, an toàn, minh bạch.

Đến nay, hệ sinh thái của Chainlink đã quy tụ trên 350 dự án. Đáng chú ý, giá trị của LINK tương đối thấp trong những năm trước nhưng lại chứng kiến sự tăng giá mạnh trong năm 2021. Tháng 05/2021, đồng LINK đạt mức ATH 52,37 USD, cú tăng có thể nói là rất tốt so với mức giá ICO chỉ khoảng 0,14 ‒ 0,20 USD.

Altcoin này đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về giá
Altcoin này đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về giá

10. Avalanche (AVAX)

Avalanche (AVAX) là một nền tảng mã nguồn mở dành cho những ứng dụng phi tập trung và giúp triển khai những giải pháp Blockchain cho các doanh nghiệp trong một hệ sinh thái có khả năng mở rộng cao.

AVAX – trước đây được viết tắt là Ava hay AVA, là nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên có thể xử lý tới hơn 4.500 giao dịch/giây với độ trễ thấp. Nhờ đó, những nhà phát triển trên nền tảng Ethereum có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển qua Avalanche để phát triển các ý tưởng của mình.

Chỉ ở bản testnet, Avalanche đã đạt kỷ lục khi có hơn 1.000 nhà sản xuất block từ các bên độc lập trên toàn cầu tham gia, thậm chí vượt qua các testnet (mạng thử nghiệm), mainnet (mạng chính thức) của nhiều mạng lưới khác được nhiều người mong đợi. 

Sau khi khởi chạy mainnet vào tháng 09/2020, Avalanche đã phát triển một cách mạnh mẽ bằng việc hợp tác với rất nhiều những dự án lớn để mở rộng hệ sinh thái của mình. Đây là một đối thủ đáng gờm của bất kỳ mạng lưới Blockchain nào đang có mặt trên thị trường.

Avalanche đang là một trong những đối thủ đáng gờm đối với bất kỳ mạng lưới Blockchain nào
Avalanche đang là một trong những đối thủ đáng gờm đối với bất kỳ mạng lưới Blockchain nào

Lời kết

Như vậy, tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp câu hỏi “Altcoin là gì?” Dù Altcoin chưa đủ mạnh để thay thế Bitcoin song tiềm năng phát triển của chúng rất lớn. Các dự án liên quan đến đồng coin này cũng mang tính đột phá và ứng dụng cao, hứa hẹn mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư tiền mã hóa.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư của bạn, hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi đầu tư vì kiến thức về Crypto rất lớn. Để giảm thiểu rủi ro tốt nhất, việc chuẩn bị kiến thức và hiểu biết đúng về thị trường Crypto là rất quan trọng. Nếu bạn mới bắt đầu tham gia thị trường đầu tư tiền điện tử, cẩm nang “Đầu tư Crypto cho người mới bắt đầu” của CIC sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn chuẩn bị kiến thức và kỹ năng vững chắc để bắt đầu hành trình đầu tư của mình.

Trần Đăng Khoa

Tài liệu tham khảo:
Bài viết liên quan:

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.