Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Nên làm gì với tài sản Crypto sau khi bạn qua đời?

Nên làm gì với Crypto sau khi bạn qua đời?

Nếu không lên kế hoạch chi tiết cho số Crypto mình dày công tích lũy thì khi bạn qua đời, chúng rất có thể trở thành tải sản “chết”.

Một khảo sát nhỏ trên Twitter cho thấy 71% chủ sở hữu tài sản mã hóa chưa lập kế hoạch để lại tài sản cho người khác. Thử hình dung nếu bạn không còn trên đời thì tất cả số tiền mã hóa bạn kiếm được sẽ ra sao? Crypto là một lớp tài sản mới và đặc biệt nên quá trình chuyển nhượng sau khi chủ nhân qua đời cũng có nhiều điều cần lưu ý. Hãy cùng tôi tìm hiểu các bước cần thực hiện để đảm bảo tài sản của bạn được chuyển giao đúng theo ý muốn.

Vì sao nhà đầu tư nên lập kế hoạch từ sớm?

Tôi hiểu rằng không ai muốn nghĩ đến việc được cho là khá xui rủi này, song chúng ta buộc phải chuẩn bị nếu không muốn tài sản mình khó khăn tích góp bị “đóng băng”. 

Một khảo sát được công bố vào tháng 01/2021 của Triple-A cho thấy, phần lớn người đang sở hữu Crypto ở độ tuổi 25 ‒ 44. Đây là nhóm tuổi vẫn còn khá trẻ, do vậy nếu họ không nghĩ đến việc lập kế hoạch thừa kế cho tài sản là hoàn toàn dễ hiểu. Song nếu bạn lên kế hoạch cẩn thận từ sớm thì số tài sản này có thể giúp đỡ người thân hoặc người bạn tin tưởng, hay giúp ích cho xã hội nếu bạn quyết định làm từ thiện. 

Thống kê số lượng sở hữu tài sản Crypto theo độ tuổi
Thống kê số lượng sở hữu tài sản Crypto theo độ tuổi

Tóm lại, để tránh tạo ra sự lãng phí thì tôi khuyên bạn nên nghĩ đến kế hoạch tương lai cho tài sản mã hóa của mình. Cụ thể, bạn cần lập danh sách những người sẽ được nhận số Crypto này. Tùy thuộc vào nơi lưu trữ tài sản mà người được ủy quyền sẽ thực hiện những hành động khác nhau để thu hồi tài sản. 

Các bước cần làm

Xác định và lưu trữ thông tin quan trọng

Hãy đảm bảo rằng bạn đã ghi lại và lưu trữ thông tin quan trọng như private keys (khóa riêng tư), seed phrases (cụm từ hạt giống), và thông tin đăng nhập của các ví điện tử mà bạn sở hữu. Các thông tin này cần được lưu trữ một cách an toàn và giao cho người thân tin cậy của bạn.

Dưới đây là một số cách từ cơ bản đến nâng cao để lưu trữ và truyền đạt lại các thông tin bảo mật này.

Giải pháp công nghệ thấp

  • Viết ra giấy

Đây có thể nói là cách dễ nhất mà ai cũng có thể thực hiện được: viết ra giấy và cất giữ ở nơi an toàn. Tuy đơn giản nhưng phương pháp này cũng đi kèm với những rủi ro, vì thông tin có thể bị đánh cắp, mất mát do tai nạn ngoài ý muốn. 

Để tăng cường an ninh, bạn có thể cân nhắc lưu trữ trong một hòm bảo mật tại ngân hàng, đồng thời đưa ra hướng dẫn rõ ràng để người thừa kế hoặc người quản lý di chúc có thể truy cập sau khi bạn mất.

  • USB hoặc ổ cứng

Một phương pháp khác là lưu trữ khóa riêng tư và cụm từ hạt giống trên một USB hoặc ổ cứng ngoài và cài đặt mật khẩu để đảm bảo không rơi vào tay người khác. Rủi ro lớn nhất là USB hoặc ổ cứng bị hỏng, từ đó không thể truy cập thông tin. Nếu lựa chọn cách này thì hãy sao lưu nhiều lần. Đừng quên bảo vệ cả mật khẩu mà bạn đặt cho USB hay ổ cứng.

Bạn có thể lựa chọn lưu thông tin bảo mật tài sản mã hóa trong USB
Bạn có thể lựa chọn lưu thông tin bảo mật tài sản mã hóa trong USB

Giải pháp công nghệ cao

  • Email được mã hóa

Khóa riêng tư và cụm từ hạt giống có thể được chia sẻ trong một email được mã hóa, kèm theo hướng dẫn về cách tiếp cận tài sản sau khi bạn qua đời. Thông tin trong email sẽ được chuyển đổi thành một dạng không đọc được ngay lập tức. Người gửi sẽ chọn một khóa mã hóa và sử dụng nó để biến đổi thông tin thành một dạng không đọc được. Khóa mã hóa này chỉ có thể được giải mã bởi người nhận đúng khóa giải mã.

Việc sử dụng email được mã hóa đòi hỏi sự tin cậy của người nhận. Họ phải tuân thủ các hướng dẫn được gửi kèm và không tiết lộ thông tin mã hóa trong suốt lúc người gửi còn sống.

  • Công tắc của người chết

Tôi sẽ cho bạn một ví dụ để hiểu rõ hơn về công tắc này. Anh A đưa cho vợ một ổ cứng cùng với mã khóa. Khi người vợ sử dụng mã khóa này, anh A sẽ nhận được thông báo ngay lập tức. Trong trường hợp anh không đáp lại thông báo, thiết bị sẽ tự động nhận biết người dùng đã qua đời và vợ anh sẽ có toàn quyền truy cập vào tài sản số này.

Mặc dù có vẻ phức tạp nhưng công nghệ này giúp người thân của anh A không cần phải chứng minh quyền thừa kế tài sản với ngân hàng hoặc bất kỳ dịch vụ bên thứ ba nào. Thay vào đó, quyền truy cập được xác định một cách tự động và an toàn, đảm bảo người thân của anh có thể tiếp quản và sử dụng tài sản số một cách thuận tiện.

Chọn người thừa hưởng tài sản

Xác định và chọn người thân hoặc người tin cậy mà bạn muốn chuyển Crypto cho họ sau khi qua đời. Trước khi qua đời, hãy thông báo cho người thân về việc bạn sở hữu tài sản Crypto và ý định chuyển giao nó cho họ. Bạn cần giải thích Crypto là gì nếu họ chưa biết, đồng thời hướng dẫn cặn kẽ quy trình chuyển nhượng. Điều này giúp người thụ hưởng tài sản hiểu rõ giá trị và chuẩn bị tâm lý, kiến thức cần thiết để quản lý nó thật tốt.

Bạn cần đảm bảo rằng họ có kiến thức cơ bản về Crypto và đủ khả năng quản lý tài sản này. Nếu cần thiết, hãy cầm tay chỉ việc để giúp họ thao tác thuần thục và tránh trở thành mồi ngon cho những kẻ lừa đảo. Dù đã được cấp quyền truy cập thì họ vẫn cần được hướng dẫn thêm cách dùng ví nóng/lạnh, staking, lending… tùy vào hình thức đầu tư Crypto của bạn. 

Thông báo cho người được thừa kế về ý định của bạn
Thông báo cho người được thừa kế về ý định của bạn

Xác minh việc qua đời

Để chuyển nhượng Crypto thành công, người thân của bạn cần phải cung cấp bằng chứng rằng bạn đã mất. Bằng chứng này có thể là giấy chứng tử hoặc giấy tờ tương tự khác do cơ quan chức năng cấp. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo rằng tài sản Crypto chỉ được chuyển giao cho người thân sau khi bạn đã qua đời.

Cập nhật di chúc

Nếu bạn đã có di chúc hoặc văn bản tương tự khác đề cập đến việc chuyển nhượng tài sản, hãy chắc chắn nó được cập nhật và chính xác. Di chúc nên ghi rõ ràng về tài sản Crypto mà bạn sở hữu, bao gồm cụ thể các địa chỉ ví và thông tin cần thiết để truy cập và chuyển nhượng tài sản đó. Di chúc cần được thực hiện theo quy định pháp luật và có thể cần sự can thiệp của một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo tính hợp lệ.

Thêm một thông tin mà tôi muốn gửi đến bạn. Người dùng Twitter tên DegenSpartan đã thử hỏi bộ phận pháp chế của Binance và nhận được câu trả lời nhà đầu tư phải lập di chúc trong trường hợp này. Nếu không có di chúc thì người thân của bạn sẽ cần thư ủy quyền (Letter of Administration) hoặc giấy chứng nhận quản lý tài sản (Grant of Probate). Giấy tờ phải bằng tiếng Anh, nên nếu bản gốc là tiếng Việt thì bạn cần công chứng bản dịch tiếng Anh.

Theo tôi, cách tốt nhất là hỏi trực tiếp sàn bạn đang cất giữ tài sản về các loại giấy tờ cần thiết. Bạn nên lựa chọn các sàn Crypto lớn và uy tín vì có thể các sàn nhỏ chưa nghĩ đến nhu cầu này.

Đừng quên đề cập đến việc giao lại tài sản trong di chúc
Đừng quên đề cập đến việc giao lại tài sản trong di chúc

Kết thúc bài viết, tôi hy vọng bạn hiểu việc lên kế hoạch và quản lý Crypto sau khi mình qua đời là cực kỳ quan trọng. Nó sẽ đảm bảo tài sản được chuyển giao một cách xác đáng, tránh những tranh chấp và rủi ro không cần thiết cho người thụ hưởng. Hãy để tài sản Crypto tiếp tục sống và phát triển theo ý muốn của bạn sau khi bạn ra đi.

Trần Đăng Khoa

Tài liệu tham khảo:
Bài viết liên quan:

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.