Cùng với sự phát triển của công nghệ Blockchain, đồng tiền mã hóa Bitcoin ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và săn đón của các nhà đầu tư. Vậy Bitcoin là gì? Cùng tìm hiểu về đồng tiền này cũng như những hướng dẫn đầu tư căn bản cho người mới bắt đầu trong bài viết sau đây.
Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền mã hóa, không tồn tại ở dạng vật lý. Giá trị của nó chỉ được hiển thị bằng số dư được giữ trên sổ cái công khai. Mọi người đều có quyền truy cập vào nội dung cuốn sổ này. Tất cả các giao dịch Bitcoin đều được xác minh bởi một lượng lớn các thuật toán phức tạp.
Bitcoin không được phát hành hoặc hậu thuẫn bởi bất kỳ ngân hàng hoặc chính phủ nào.
Một Bitcoin riêng lẻ có giá trị như một loại hàng hóa. Mặc dù tồn tại không phụ thuộc vào pháp lý ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Bitcoin vẫn rất phổ biến. Nó chính là “phát súng” đầu tiên bắt đầu cuộc đua của hàng trăm loại tiền mã hóa khác, những loại Crypto khác Bitcoin đều được gọi chung là Altcoin. Bitcoin thường được viết tắt là “BTC”.
Những điểm chính cần lưu ý về Bitcoin là gì?
- Ra mắt vào năm 2009, Bitcoin là loại tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường.
- Không giống như fiat (tiền pháp định), Bitcoin được tạo, phân phối, giao dịch và lưu trữ bằng cách sử dụng hệ thống sổ cái phi tập trung. Chúng được gọi là Blockchain.
- Lịch sử của Bitcoin với tư cách là một kho lưu trữ giá trị đã trải qua nhiều sóng gió. Trong đó phải kể đến một số chu kỳ bùng nổ và phá sản trong thời gian tương đối ngắn.
- Là loại tiền mã hóa sớm nhất đạt được sự phổ biến và thành công trên diện rộng, Bitcoin đã truyền cảm hứng cho một loạt các loại tiền mã hóa khác ra đời.
Hiểu đúng về Bitcoin
Hệ thống Bitcoin được vận hành như thế nào?
Hệ thống Bitcoin là một tập hợp các máy tính được gọi là “nút” (node) hoặc “thợ đào”. Tất cả các máy đều chạy mã code của Bitcoin và lưu trữ những dữ liệu giao dịch Bitcoin vào trong các chuỗi khối (Blockchain).
Vậy nên chuỗi khối Bitcoin chính là Blokchain lưu trữ tất cả các giao dịch Bitcoin từ trước đến nay. Và việc được xây dựng trên Blockchain khiến Bitcoin sở hữu những tính năng ưu việt mà Blockchain mang lại. Một trong số đó là tất cả các máy tính tham gia vào hệ thống Bitcoin sẽ chạy cùng chuỗi khối, tất cả sẽ có cùng danh sách các khối và giao dịch của từng khối.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về tính chất và ứng dụng của Blockchain trên thị trường Crypto thông qua bài viết: » Công nghệ blockchain là gì?
Như vậy, có thể thấy, nếu một khối mới được gắn vào chuỗi thì tất cả máy tính trong hệ thống đều thấy được điều này, cho nên việc gian lận trong giao dịch Bitcoin là không thể diễn ra, trừ khi bạn có thể cùng lúc kiểm soát được 51% trong số hàng chục triệu máy tính đang chạy Blockchain Bitcoin để thực hiện hành vi gian lận. Đây là điều gần như bất khả thi.
Điều kiện để gian lận trong hệ thống Bitcoin là gì? Tại sao điều này rất khó xảy ra?
Bất kỳ ai, dù có chạy một “nút” Bitcoin hay không, đều có thể thấy các giao dịch này diễn ra trong thời gian thực. Để thực hiện một hành vi bất chính, kẻ xấu sẽ cần vận hành 51% sức mạnh tính toán tạo nên Bitcoin. Tính đến tháng 06/2021, Bitcoin có khoảng 10.000 nút. Con số này vẫn đang không ngừng tăng lên. Điều này khiến một cuộc tấn công như vậy rất khó xảy ra.
Nếu một cuộc tấn công xảy ra, những người khai thác Bitcoin có thể sẽ chuyển sang một Blockchain mới. Điều này khiến nỗ lực bỏ ra để đạt được cuộc tấn công là lãng phí.
Lưu trữ Bitcoin ở đâu?
Bitcoin tồn tại ở dạng phi vật lý, tức không thể cầm, nắm được. Vì vậy bạn chỉ có thể gửi chúng vào các ví tiền mã hóa. Ví điện tử này cũng có nhiều loại, tương tự như các ngân hàng.
Ví nóng
Ví nóng hay ví online là loại ví rất tiện lợi, phù hợp với những nhà đầu tư lướt sóng, thường xuyên giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch để kiếm lời. Để sử dụng loại ví này, thiết bị của bạn cần có Wifi hay 4G. Một số loại ví nóng BTC phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Blockchain, Coinbase.com, ví sàn (loại ví BTC tiện nhất, trữ BTC trực tiếp trên các sàn giao dịch, có thể rút cũng như mua bán Bitcoin ở các sàn này).
Nhược điểm của ví nóng là tính bảo mật không cao so với ví lạnh. Vì vậy, hacker vẫn có cơ hội xâm nhập vào tài khoản của bạn để lấy đi BTC. Để an toàn, bạn nên tạo ví nóng trên các sàn giao dịch Bitcoin uy tín trên thế giới.
Ví lạnh
Ví lạnh là loại ví dùng để lưu trữ BTC ngoại tuyền (offline). Trên thị trường hiện nay có 2 loại ví lạnh rất phổ biến là Trezor và Ledger. Ưu điểm của chúng là độ bảo mật an toàn tốt nhất vì không có ai có thể xâm nhập hack Bitcoin của bạn được. Cũng vì vậy mà nhược điểm lớn nhất của ví lạnh là nếu quên mật khẩu và cả mã khôi phục thì bạn sẽ mất trắng số Bitcoin của mình. Chi phí cho một ví lạnh cũng khá cao (2,5 – 3,5 triệu đồng), sẽ hơi quá sức nếu như bạn chỉ là một nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Khóa công khai và khóa riêng tư của một tài khoản Bitcoin là gì?
Số dư của mã thông báo Bitcoin được lưu giữ bằng cách sử dụng “khóa” công khai và riêng tư. Chúng là những chuỗi dài gồm số và chữ cái được liên kết thông qua thuật toán mã hóa. Các thuật toán này được sử dụng để tạo ra “khóa”. Khóa công khai có thể xem như với số tài khoản ngân hàng. Nó đóng vai trò là địa chỉ của một tài khoản đào Bitcoin để nhận Bitcoin.
Khóa cá nhân (giống như mã PIN ATM) của mỗi tài khoản là thông tin được bảo mật, chỉ được sử dụng để cho phép gửi Bitcoin. Không nên nhầm lẫn khóa Bitcoin với ví Bitcoin. “Ví” ở đây là một thiết bị vật lý hoặc kỹ thuật số tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch Bitcoin. Đồng thời, nó cho phép người dùng theo dõi quyền sở hữu tiền.
Công nghệ ngang hàng được áp dụng trong Bitcoin là gì?
Bitcoin là một trong những loại tiền mã hóa đầu tiên sử dụng công nghệ ngang hàng (peer-to-peer) để tạo điều kiện thanh toán tức thì. Các tổ chức/cá nhân đủ điều kiện cơ sở vật chất và tham gia vào mạng Bitcoin được gọi là các “thợ đào” (miners). Trách nhiệm của họ là xử lý các giao dịch trên Blockchain. Thợ đào được trả công bằng quyền phát hành Bitcoin mới và phí giao dịch được thanh toán bằng Bitcoin.
Những thợ đào có thể được coi là cơ quan phân quyền thực thi uy tín của mạng Bitcoin. Bitcoin mới được phát hành cho các thợ đào với một tỷ lệ cố định. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm dần theo định kỳ. Tổng cộng chỉ có 21 triệu BTC có thể được khai thác. Tính đến tháng 06/2021, có hơn 18 triệu BTC đang tồn tại. Số Bitcoin chưa được khai thác chỉ còn lại dưới 3 triệu.
Theo đó, Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác hoạt động khác với tiền tệ fiat. Trong hệ thống ngân hàng tập trung, tiền tệ được phát hành với tỷ giá phù hợp với sự tăng trưởng của hàng hóa. Hệ thống được xây dựng để duy trì sự ổn định về giá cả. Một hệ thống phi tập trung như Bitcoin đặt tốc độ phát hành trước thời hạn và theo một thuật toán.
Khai thác Bitcoin như thế nào?
Để hiểu khai thác Bitcoin là gì thì đây là quá trình Bitcoin được phát hành vào lưu thông. Nhìn chung quá trình này đòi hỏi phải giải các câu đố khó về mặt tính toán để khám phá một khối mới. Khối này sau đó sẽ được thêm vào Blockchain.
Quá trình khai thác Bitcoin bổ sung và xác minh các bản ghi giao dịch trên toàn mạng. Thợ đào được thưởng một số Bitcoin trong quá trình này. Phần thưởng giảm một nửa sau mỗi 210.000 khối. Tại thời điểm mới ra mắt (năm 2009), phần thưởng này là 50 BTC. Vào ngày 11/05/2020, đợt giảm một nửa thứ ba đã xảy ra. Lúc này phần thưởng cho mỗi lần phát hiện khối chỉ còn 6,25 BTC.
Công cụ đào Bitcoin là gì? Nhiều loại phần cứng có thể được sử dụng trong quá trình này. Tuy nhiên, một số mang lại phần thưởng cao hơn so với việc sử dụng loại phần cứng khác. Một số chip máy tính nhất định, được gọi là mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (Application-Specific Integrated Circuits – ASIC) hay các loại card đồ họa (GPU) có thể giúp thợ đào kiếm được nhiều phần thưởng hơn. Những bộ xử lý khai thác phức tạp này được gọi là “giàn khai thác” (mining rigs).
Một Bitcoin có thể chia đến hàng phần trăm triệu (0,00000001 BTC). Đơn vị nhỏ nhất này được gọi là Satoshi. Nếu cần thiết và nếu các thợ đào chấp nhận thay đổi, Bitcoin thậm chí có thể được chia thành những phần nhỏ hơn.
Hiện nay có nhiều sàn giao dịch BTC đang hoạt động. Những nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn sàn giao dịch uy tín mà mình sẽ tham gia. Một trong số đó phải kể đến bao gồm:
Binance
Binance là một sàn giao dịch Bitcoin tương đối mới nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh. Hiện tại, nền tảng này đã trở thành một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới.
Binance có tính thanh khoản cao hơn nhiều sàn giao dịch Bitcoin khác. Bạn có thể mua và bán hơn 100 loại tiền mã hóa số với mức phí cạnh tranh. Nhưng bạn cần lưu ý Binance chỉ hỗ trợ giao dịch tiền mã hóa. Một tính năng khác của Binance đó là gửi tiền và rút tiền rất nhanh. Khoảng thời gian này thường chỉ trong vòng vài phút hoặc một giờ.
Binance sẽ một là lựa chọn tốt nhất cho bạn nếu mới bắt đầu tham gia vào thị trường Crypto. Vậy cách giao dịch với Binance như thế nào? Tìm hiểu ngay!
Coinbase
Coinbase là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất và phổ biến nhất thế giới. Nền tảng giao dịch Bitcoin này hỗ trợ hơn 32 quốc gia và được sử dụng bởi hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới.
Coinbase cung cấp các phương thức thanh toán khác nhau cho người dùng dựa trên vị trí địa lý, quốc gia mà họ cư trú. Bạn có thể mua, lưu trữ và giao dịch tiền mã hóa một cách dễ dàng và an toàn trên sàn này.
Mitrade
Mitrade là một sàn giao dịch có trụ sở tại Úc do Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC) quản lý. Sàn này cung cấp giao dịch trực tuyến trên gần 100 sản phẩm tài chính khác nhau.
Mitrade cung cấp thông tin về các biểu đồ, tin tức và lịch kinh tế theo thời gian thực. Vì vậy, người dùng có một hệ thống giao dịch rõ ràng, minh bạch và dễ sử dụng. Nền tảng này cũng cung cấp công cụ bảo vệ chống số dư âm cho các nhà giao dịch. Đây là một công cụ rất hữu ích đối với các nhà giao dịch. Với Mitrade, bạn có thể đầu tư vào tiền mã hóa mà không phải mua trực tiếp và cũng không cần lưu trữ chúng.
Các hình thức đầu tư Bitcoin phổ biến hiện nay
Đào Bitcoin
Chính là hình thức khai thác các đồng Bitcoin. Thuật ngữ này diễn tả quá trình xử lý và xác nhận thanh toán nhanh chóng trên hệ thống. Như vậy có thể nói đào Bitcoin là việc dùng máy tính để dò tìm BTC. Thuật ngữ này làm chúng ta nhớ tới công việc đào vàng.
Mua và trữ một thời gian dài (Hold)
Đơn giản là bạn mua một đồng coin lúc giá thấp, đến lúc giá tăng thì bạn sẽ bán ra để thu về lợi nhuận.
Đầu tư lướt sóng (Trade)
Giá các đồng tiền mã hóa có sự biến động rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Rất nhiều người dựa vào đặc điểm này để mua thấp bán cao. Những người này được gọi là trader (nhà đầu tư lướt sóng). Hình thức đầu tư này phù hợp với những người am hiểu nhất định về thị trường, có kỹ năng phân tích, nắm bắt thông tin nhanh nhạy.
Đầu tư uỷ thác và lending platform
Bạn cho một quỹ đầu tư vay BTC của mình. Họ sẽ dùng số tiền này để thực hiện các mô hình kinh doanh và cam kết trả lợi nhuận định kỳ cho bạn.
Đầu tư ICO (Initial Coin Offering)
ICO là hình thức các dự án Crypto thực hiện hoạt động crowdfunding (huy động tài chính) trong cộng đồng đầu tư tiền mã hóa nói riêng và các ngành công nghệ Blockchain nói chung. Trước khi một công ty phát hành Cryptocurrency riêng của mình, họ thường phát hành một số lượng nhất định cổ phiếu mật mã (tên gọi phổ biến hơn là Token) và sau đó bán những Token này cho nhà đầu tư. Hành động này nhằm đổi lấy Bitcoin, Ethereum, hoặc cũng có thể là tiền mặt.
Kết quả là công ty hoặc dự án đó sẽ huy động được thêm vốn để tiếp tục phát triển đồng tiền mã hóa của mình, còn các nhà đầu tư sẽ nhận được Token của dự án vào thời điểm dự án còn non trẻ. Đây là một hình thức đầu tư mạo hiểm có độ rủi ro khá cao, tương tự như việc các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC – Venture Capital) đầu tư vào các dự án mà họ đánh giá là tiềm năng.
Số lượng dự án thất bại mà VC đầu tư vào là nhiều không kể hết, thế nhưng chỉ cần một vài dự án thành công là VC có thể kiếm được khoản lời lớn. Đầu tư theo hình thức ICO cũng vậy, bất cứ dự án nào non trẻ nào cũng rất khó để xác định khả năng thành công. Nhưng nếu nhà đầu tư đã nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết định tin tưởng thì họ có thể nhận một khoản lợi nhuận xứng đáng khi dự án thành công.
Lựa chọn hình thức đầu tư ICO đòi hỏi bạn phải có đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu về dự án. Bạn phải đánh giá được dự án có tiềm năng thành công hay không và đầu tư bao nhiêu là an toàn nhất.
Các mốc lịch sử phát triển của Bitcoin là gì?
Ngày 18/08/2008
Tên miền Bitcoin.org được đăng ký. Ngày nay tên miền này được dán nhãn “WhoisGuard Protected”. Điều này có nghĩa là danh tính của người đã đăng ký tên miền không phải là thông tin công khai.
Ngày 31/10/2008
Một người (hoặc một nhóm) dưới tên gọi Satoshi Nakamoto đã đưa ra thông báo cho danh sách Gửi thư bằng mật mã tại metzdowd.com như sau:
“Tôi đang làm việc trên một hệ thống tiền mã hóa mới hoàn toàn ngang hàng, không có bên thứ ba đáng tin cậy. Hiện tại sách trắng nổi tiếng được xuất bản trên Bitcoin.org, có tựa đề “Bitcoin: Hệ thống tiền kỹ thuật số ngang hàng” có thể được xem là hiến chương chính thức về cách Bitcoin hoạt động ngày nay”.
Ngày 03/01/2009
Khối Bitcoin đầu tiên được khai thác, được gọi là khối 0. Đây còn được gọi là “khối khởi thủy” và có chứa văn bản: “The Times 03 / Jan / 2009 Chancellor on the side of the second-surout for bank”. Đây có lẽ là bằng chứng rằng khối này đã được khai thác vào ngày này hoặc sau ngày đó.
Ngày 08/01/2009
Phiên bản đầu tiên của phần mềm Bitcoin được công bố trong danh sách “Cryptography Mailing”.
Ngày 09/01/2009
Khối 1 được khai thác và quá trình khai thác Bitcoin bắt đầu một cách nghiêm túc.
Tại sao nhiều người ủng hộ Bitcoin rộng rãi?
Nhiều người ủng hộ Bitcoin tin rằng tiền mã hóa chính là tương lai. Họ tin rằng nó tạo điều kiện cho một hệ thống thanh toán phí thấp và nhanh chóng hơn nhiều so với các giao dịch tài chính hiện tại.
Bitcoin có thể được trao đổi thành các loại tiền tệ truyền thống dù thực tế nó không nhận được hỗ trợ bởi bất kỳ chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nào. Trên thực tế, tỷ giá hối đoái của nó so với đồng đô la thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Bitcoin có thể thay thế cho tiền pháp định hay các tài sản có giá trị như vàng. Đó là một trong những lý do chính cho sự phát triển của các loại tiền mã hóa như Bitcoin hiện nay.
Tại Việt Nam đầu tư vào Bitcoin có bị đánh thuế không?
Vào tháng 03/2014, Sở Thuế vụ Mỹ đã tuyên bố rằng tất cả các loại tiền mã hóa sẽ bị đánh thuế là tài sản chứ không phải tiền tệ. Bitcoin cũng không nằm ngoài danh sách đó. Số lãi hoặc lỗ từ Bitcoin được giữ dưới dạng vốn sẽ được tính là lãi hoặc lỗ vốn. Trong khi đó, Bitcoin được giữ dưới dạng hàng tồn kho sẽ phải chịu lãi hoặc lỗ thông thường. Việc bán Bitcoin mà bạn khai thác/mua từ một bên khác hoặc việc sử dụng Bitcoin để thanh toán hàng hóa/dịch vụ là những ví dụ về các giao dịch có thể bị đánh thuế.
Ở Việt Nam, lợi nhuận thu được từ Bitcoin sẽ không bị đánh thuế. Tuy nhiên, bạn không được phép dùng nó để làm phương tiện trao đổi hàng hóa.
Giống như bất kỳ tài sản nào khác, nguyên tắc mua thấp và bán cao áp dụng cho Bitcoin. Cách phổ biến nhất để tích lũy tiền tệ là thông qua mua trên sàn giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách khác để kiếm và sở hữu Bitcoin.
Đầu tư Bitcoin có những rủi ro nào?
Rủi ro về quy định
Bitcoin là đối thủ của tiền tệ chính phủ. Nó có thể được sử dụng cho các giao dịch chợ đen, rửa tiền, các hoạt động bất hợp pháp hoặc trốn thuế. Do đó, các chính phủ có thể tìm cách điều chỉnh, hạn chế hoặc cấm sử dụng và bán Bitcoin. Thực tế có một số quy định như vậy đã được ban hành.
Việc thiếu các quy định thống nhất về Bitcoin (và các loại tiền mã hóa khác) đặt ra câu hỏi về tuổi thọ, tính thanh khoản và tính phổ biến của chúng.
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Bitcoin (và các loại tiền mã hóa tương tự khác) không phải là tiền tệ. Chúng cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các loại tiền mã hóa như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Rủi ro bảo mật
Các sàn giao dịch Bitcoin nằm hoàn toàn trên Internet. Cũng giống như bất kỳ hệ thống Internet nào, giao dịch Bitcoin cũng có nguy cơ bị tin tặc tấn công. Ngoài ra còn có nguy cơ trục trặc hoạt động trên sàn.
Ví dụ, nếu kẻ trộm có quyền truy cập vào ổ cứng máy tính của chủ sở hữu Bitcoin và đánh cắp khóa mã hóa riêng tư của họ, chúng có thể chuyển Bitcoin bị đánh cắp sang một tài khoản khác. Người dùng chỉ có thể ngăn chặn điều này nếu Bitcoin của họ được lưu trữ trên một máy tính không được kết nối với internet. Ngoài ra, họ cũng có thể viết các khóa và địa chỉ riêng của Bitcoin trên giấy mà hoàn toàn không giữ chúng trên máy tính nhằm đảm bảo an toàn.
Tránh việc mất tài sản bằng cách bảo mật ví tiền mã hóa.
Tin tặc cũng có thể nhắm mục tiêu đến các sàn giao dịch Bitcoin. Nguy cơ bị chiếm quyền truy cập vào tài khoản và ví kỹ thuật số nơi lưu trữ Bitcoin luôn rình rập các nhà đầu tư.
Điều này đặc biệt có vấn đề vì tất cả các giao dịch Bitcoin là vĩnh viễn và không thể thay đổi. Không có bên thứ ba hoặc bên xử lý thanh toán cho bạn như khi sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng do đó. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không có người bảo vệ hoặc khiếu nại nếu gặp vấn đề.
Nguy cơ gian lận trên thị trường Bitcoin là gì?
Trong khi Bitcoin sử dụng mã hóa khóa riêng để xác minh chủ sở hữu và đăng ký giao dịch, những kẻ lừa đảo có thể cố gắng bán Bitcoin giả. Ví dụ, vào tháng 07/2013, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã khởi kiện một nhà điều hành chương trình Ponzi liên quan đến Bitcoin. Nhiều tài liệu cũng đã chỉ ra một hình thức gian lận phổ biến khác là thao túng giá Bitcoin.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã phần nào đó hiểu được BTC là gì. Tại Việt Nam, Bitcoin vẫn còn là một hình thức đầu tư mới mẻ. Nhưng lĩnh vực này hứa hẹn sẽ ngày càng trở nên sôi động với triển vọng ngày càng cao.
Lời kết
Bitcoin là một trong những loại tiền mã hóa đang thu hút sự chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nhờ vào tính thanh khoản cao và tiềm năng tăng giá lớn. Tuy nhiên, với biến động mạnh của BTC, việc đầu tư vào nó không chỉ mang lại cơ hội mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với những nhà đầu tư mới.
Tại CIC chúng tôi hiểu rằng việc hiểu biết đúng về Bitcoin cũng như thị trường Crypto là cách giúp bạn giảm thiểu rủi ro tốt nhất. Và đó cũng là lý do tại sao chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng bạn trong hành trình đầu tư vào thị trường Crypto (Crypto Master Journey). Hành trình này sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về thị trường tiền mã hóa, giúp bạn tạo dựng chiến lược đầu tư hiệu quả và tăng cường kỹ năng phân tích của mình.
Trần Đăng Khoa
- Initial Coin Offering (ICO): Coin Launch Defined, with Examples
» https://www.investopedia.com/terms/i/initial-coin-offering-ico.asp
- 6 yếu tố bạn cần biết để giao dịch Crypto.
- 7 hình thức kiếm tiền trong thị trường Crypto
- Tổng hợp những tâm lý đám đông trên thị trường tiền mã hóa và những lưu ý để đầu tư thành công.