Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

Việt Nam lên kế hoạch xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa

Việt Nam lên kế hoạch xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa

1. Việt Nam lên kế hoạch xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa

Tuần trước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin – Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các cơ quan liên quan khác lên kế hoạch để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tiền mã hóa. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với các cơ quan quản lý nhà nước và Ngân hàng Trung ương để xác định các quy định cụ thể cần sửa đổi, bổ sung, ban hành cũng như đề xuất khung thời gian cụ thể để thực hiện.

Khung pháp lý cho tiền mã hóa sẽ được xây dựng dựa theo Quyết định 1255, do Thủ tướng Việt Nam ban hành vào ngày 21/08/2017. Quyết định 1255 phê duyệt kế hoạch phát triển khung pháp lý để quản lý và xử lý “tài sản ảo, tiền tệ kỹ thuật số và tiền ảo”.

Một số đề xuất điều chỉnh tiền mã hóa đã được đưa ra vào tháng 11/2018, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra. Các báo cáo chỉ ra các cơ quan quản lý Việt Nam vẫn chưa thống nhất quan điểm về cách điều tiết tiền mã hóa.

Theo báo cáo của chính phủ về việc thực hiện Quyết định 1255, Bộ Tài chính đã thành lập một nhóm nghiên cứu về tài sản mã hóa với mục đích đưa ra những khuyến nghị về khuôn khổ pháp lý để giám sát các hoạt động phát hành và giao dịch tiền mã hóa.

Việt Nam lên kế hoạch xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa
Việt Nam lên kế hoạch xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa

Trong khi đó, lượng sở hữu tiền mã hóa ở Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm qua. Nghiên cứu của Triple A cho thấy hơn 5,9 triệu người, tương đương 6,1% tổng dân số Việt Nam hiện đang sở hữu tiền mã hóa. Một cuộc khảo sát của Finder.com cho thấy trong số những người được phỏng vấn, Việt Nam có tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa cao nhất.

2. NFT đã thay đổi ngành nhiếp ảnh như thế nào?

2.1. Truyền tải nội dung

Bất kỳ ai có kết nối Internet và một chiếc máy ảnh, hay thậm chí là một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh, đều có cơ hội tạo ra những tấm ảnh nghệ thuật, “tiền tệ hóa” bằng cách biến nó thành NFT và giao dịch trên các thị trường như OpenSea. Do đó, ngành nhiếp ảnh hiện nay đang tạo ra một nguồn cung nội dung lớn chưa từng có. Và NFT là một công cụ giúp tăng tốc và dân chủ hóa nội dung, trong khi vẫn cung cấp những cách mới để tạo ra lợi nhuận từ nhiều nguồn khác nhau. Thông qua NFT, nhiếp ảnh gia có thể sáng tạo bất cứ nội dung nào họ muốn và dễ dàng đăng tải chúng.

2.2. Quyền sở hữu trí tuệ

Nhờ vào Blockchain, NFT mà bạn sở hữu sẽ được bảo vệ, người dùng khác không thể copy và đăng bán dễ dàng như ở thị trường truyền thống. Người mua có thể truy rõ nguồn gốc cũng như lịch sử mua bán NFT vì Blockchain lưu trữ mọi giao dịch xảy ra với tài sản đó. Đồng thời với mỗi giao dịch, nhiếp ảnh gia sẽ được hưởng phí bản quyền mà họ đã thiết lập sẵn ban đầu, từ đó tăng thêm thu nhập thụ động và lâu dài.

2.3. Chiến lược marketing

Do được hưởng phí bản quyền cho mỗi giao dịch trên tác phẩm của mình, nhiếp ảnh gia sẵn sàng tạo ra những câu chuyện hay những quyền lợi đặc biệt khi sở hữu. Từ đó, họ có thể thiết lập sự gắn kết cảm xúc, làm gia tăng giá trị tác phẩm, đồng thời thúc đẩy việc mua bán.

2.4. Xóa bỏ rào cản công nghệ

Trước đây, một trong những rào cản khiến NFT khó tiếp cận nhiếp ảnh là vì người nghệ sĩ muốn tham gia vào lĩnh vực này phải hiểu cách vận hành của nó cũng như những cách mua bán NFT và tiền mã hóa. Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của quá khứ. Ngày nay, các hướng dẫn sử dụng nền tảng NFT vô cùng phổ biến. Điều này đã giúp cho tiền mã hóa đi vào cuộc sống nhiều hơn, tiếp cận với một bộ phận không nhỏ các nhiếp ảnh gia, nhất là những người mới vào nghề. Có thể nói, NFT chính là công cụ giúp các nhiếp ảnh gia phá những rào cản công nghệ mới để vươn lên trong hành trình chinh phục đam mê của mình.

tong hop tien ma hoa 130
Nhiếp ảnh là một trong những ngành được hưởng lợi rất nhiều kể từ khi thị trường NFT bùng nổ

3. Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga thúc đẩy ban hành các quy định pháp lý về khai thác tiền mã hóa

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine – Nga ngày càng sâu sắc, Thứ trưởng Bộ năng lượng Nga Evgeny Grabchak đang xem xét một cách nghiêm túc tiềm năng hướng đất nước giàu tài nguyên năng lượng này trở thành trung tâm khai thác tiền mã hóa nhằm chống lại các lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt hơn từ bên ngoài.

Vào ngày 26/03/2022, ông Grabchak đã tuyên bố trong một báo cáo của TASS rằng “khoảng trống pháp lý” cho khai thác tiền mã hóa cần được xóa bỏ, cùng với các địa điểm khai thác tiềm năng trong khu vực sử dụng lưới điện không tải.

Grabchak nhấn mạnh sẽ hiệu quả hơn nếu quyết định địa điểm khai thác và giải phóng tài nguyên năng lượng cho các thợ đào ở cấp khu vực thay vì cấp liên bang, và điều này nên được quản lý thông qua các kế hoạch phát triển khu vực. Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga cũng nói thêm, khoảng trống pháp lý tồn tại trong khai thác tiền mã hóa phải được giải quyết “càng sớm càng tốt”.

Sau khi Liên minh Châu Âu (EU) bác bỏ đề xuất về việc các nhà nhập khẩu năng lượng Nga sử dụng vàng và đồng Rúp làm phương thức thanh toán thì vào tuần trước, Pavel Zavalny – Chủ tịch Ủy ban Năng lượng – đề xuất dùng Bitcoin làm phương thức thanh toán cho việc xuất khẩu năng lượng sang các quốc gia thân Nga.

Sau đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền mã hóa trên phạm vi toàn quốc vào đầu năm nay, hiện tại Ngân hàng Trung ương Nga đã cấp giấy phép cho Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước, để giao dịch tài sản mã hóa.

tong-hop-tien-ma-hoa-131

4. Tiết lộ về số dự án DeFi đáp ứng chuẩn bảo mật sẽ khiến bạn sốc

Hacken Scout, dự án làm về an ninh mạng trên Blockchain, đã cùng 111 người đam mê về an ninh mạng tổ chức một đợt kiểm tra toàn diện lĩnh vực DeFi. Sau đợt kiểm tra thì chỉ có 1,2% dự án trong danh sách đáp ứng đủ chuẩn mà đội ngũ này đề ra.

Theo đó, để được coi là đáp ứng chuẩn bảo mật, các dự án được yêu cầu phải có chương trình bug bounty (chương trình thưởng cho cộng đồng hỗ trợ phát hiện lỗi trong nền tảng) và bảo hiểm; đồng thời đảm bảo code được triển khai cho nền tảng và token của họ khớp với code đã trải qua đợt kiểm tra bảo mật.

Trong đó, có 6,5% dự án được xem là có bảo mật tốt nhưng lại thiếu chính sách bảo hiểm để bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra sự cố.

Nhìn chung, 32% các dự án hiện đang sử dụng bộ code không khớp với những gì đã được công ty bảo mật kiểm định. Điều này có thể đánh lừa các nhà đầu tư nếu dự án tuyên bố code của họ đã được kiểm toán.

Chỉ có 21% nền tảng có chương trình bug bounty đang hoạt động. Ngoài ra, 20% dự án đã không sửa được các lỗi bảo mật nghiêm trọng sau khi được phát hiện, gây nguy hiểm cho người dùng của họ.

Đôi khi dự án có nhiều tính năng riêng biệt, nhưng họ chỉ kiểm toán một tính năng và thông báo dự án đã được kiểm toán.

tong hop tien ma hoa 132

Báo cáo này có ý nghĩa như thế nào?

  • Những dự án DeFi hiện nay vẫn đang có mức bảo mật khá thấp, mặc dù đây là yếu tố quan trọng tác động đến người dùng.
  • Một số dự án còn thừa nhận rằng họ đã không còn sử dụng bộ code đã được kiểm toán. Thậm chí, một số nền tảng còn không đăng bộ code đã được kiểm định lên Github.
  • Các chương trình bảo hiểm vẫn còn bị xem nhẹ, dẫn đến người dùng khó được đền bù khi có sự cố xảy ra với tài sản của họ.
  • Nếu có những lỗi được xác định trong báo cáo kiểm toán, người dùng nên xác định liệu nền tảng đã sửa lỗi hay chưa. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu quan tâm đến bảo mật của dự án cần thiết như thế nào.
  • Và hơn hết, khi sử dụng các nền tảng DeFi, người dùng cần phải tìm hiểu thật kỹ về dự án, cũng như đánh giá được những rủi ro trong quá trình tham gia. Bên cạnh đó, hãy áp dụng triệt để các phương thức bảo mật cho tài khoản và thiết bị của bạn.

5. Visa ra tay thúc đẩy ngành công nghiệp NFT

Visa Creator Program là chương trình mới nhất trong chuỗi các sáng kiến mà Visa đã thực hiện, nhắm đến thị trường sáng tạo nội dung số. Đây là một chương trình cố vấn và định hướng chiến lược sản phẩm kéo dài một năm dành cho các doanh nhân làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, thời trang và phim ảnh, những người muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình thông qua NFT. 

Theo Visa, mục tiêu của chương trình này là tập hợp một nhóm những người sáng tạo nội dung số, dạy họ về công nghệ Blockchain và thương mại NFT. Các ứng viên tiềm năng phải nộp đơn dự tuyển, sau đó Visa sẽ chọn những người đủ tố chất để tham gia.

Cuy Sheffield, người đứng đầu bộ phận tiền mã hóa của Visa, cho biết trong một tuyên bố rằng “NFT có tiềm năng trở thành một công cụ tăng tốc mạnh mẽ cho nền kinh tế thuộc lĩnh vực sáng tạo”. Ông nói thêm, chương trình Visa Creator Program là cách giúp “nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ này khai thác các phương tiện mới cho thương mại kỹ thuật số”.

Visa chia sẻ thêm, bên cạnh hỗ trợ cố vấn và phát triển cộng đồng, người tham gia còn được hưởng những đặc quyền khác như cơ hội tương tác với mạng lưới khách hàng và đối tác của Visa, cũng như tiếp cận với các nhà tiên phong trong không gian Web3. Những người tham gia cũng sẽ nhận được tiền trợ cấp để triển khai kế hoạch kinh doanh của họ sang giai đoạn tiếp theo.

tong-hop-tien-ma-hoa-133

Thông tin được tổng hợp bởi CIC 

Tin tổng hợp tuần 28/03 – 01/04/2022

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.