Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Hơn 20 triệu người Việt Nam sở hữu tiền mã hóa

Hơn 20 triệu người Việt Nam sở hữu tiền mã hóa

Hơn 20 triệu người Việt Nam sở hữu tiền mã hóa

Triple-A là cổng thanh toán Crypto được cấp phép bởi Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS). Đây là một giải pháp thanh toán được sử dụng rộng rãi với hơn 420 triệu người dùng. Kể từ 2021, Triple-A hằng năm đều công bố thống kê số lượng người sở hữu tiền mã hóa trên thế giới, thể hiện mức độ tiếp nhận Crypto của từng khu vực địa lý. 

Triple-A cho biết họ lấy dữ liệu thống kê từ báo cáo tiếp nhận tiền mã hóa toàn cầu 2022 của Chainalysis, cùng với một số báo cáo khác của Finder, Statista, Bank of America, Crypto.com… sau đó chấm điểm từng quốc gia dựa trên 3 tiêu chí:

  1. Giá trị tiền mã hóa on-chain mỗi quốc gia nhận được.
  2. Giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân on-chain mỗi quốc gia nhận được.
  3. Khối lượng giao dịch P2P.

Tính đến tháng 05/2023, tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa trên toàn cầu là 4,2%, tương đương với hơn 420 triệu người. Xét theo châu lục, châu Á đang dẫn đầu tỷ lệ sở hữu Crypto với 260 triệu người. Tiếp theo là Bắc Mỹ với 54 triệu người. Châu Phi xếp thứ 3 với 38 triệu người sở hữu Crypto. 

Hơn 20 triệu người Việt Nam sở hữu tiền mã hóa

Thống kê theo quốc gia cho thấy vẫn có nhiều người Mỹ sở hữu tiền mã hóa nhất, với 46 triệu người tương đương 13,22% dân số. Ấn Độ xếp thứ 2 với 27 triệu người. Tiếp theo lần lượt là Pakistan và Nigeria với 26 và 22 triệu người. Việt Nam đứng thứ 5 với 20 triệu người sở hữu tiền mã hóa, tương đương 20,54% dân số. Ngoài ra, báo cáo đầu tiên vào năm 2021 cho biết chỉ 6,1% dân số Việt Nam sở hữu Crypto. Con số này tăng lên thành 18,73% năm 2022 và 20,54% năm nay.

Việt Nam luôn đứng thứ hạng cao trong các báo cáo về ngành Crypto những năm gần đây, đơn cử như:

» Đọc toàn bộ báo cáo tại đây.

Bitcoin lần đầu chiếm 50% vốn hoá thị trường sau 2 năm

Vào khoảng tối ngày 19/06, Chỉ số Bitcoin Dominance ‒ được đo bằng vốn hoá thị trường của Bitcoin trên tổng vốn hóa của toàn thị trường Crypto ‒ đã chạm ngưỡng 50% và duy trì cho đến hiện tại, theo dữ liệu Tradingview. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2021 Bitcoin Dominance trở lại mốc 50%.

Điều này có nghĩa chỉ riêng Bitcoin đã chiếm một nửa tổng vốn hoá 1,1 nghìn tỷ USD của toàn ngành tiền mã hoá. Theo Coingecko, vốn hoá của BTC đang đứng ở mốc 519 tỷ USD. Bên cạnh BTC, đồng token theo sau nó là ETH cũng chiếm quanh 20% vốn hoá. Như vậy, chỉ riêng Bitcoin và Ethereum đã chiếm khoảng 70% giá trị thị trường tiền mã hoá.

Đáng chú ý, tỷ lệ thống trị thị trường của Bitcoin đã tăng hơn 10,5% kể từ ngày 27/11/ 2022. Mức tăng này phần lớn là đến từ các nhà đầu tư tìm đến một nơi “trú ẩn an toàn” sau cuộc khủng hoảng FTX và hiện thời là bối cảnh toàn ngành bị các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ. Khoảng 10 giờ sáng ngày 23/06/2023, BTC đã gần chạm mốc 30.000 USD.

Bitcoin lần đầu chiếm 50% vốn hoá thị trường sau 2 năm

Nhiều ông lớn gia nhập cuộc chơi ETF spot

Những ngày gần đây, thị trường Crypto chứng kiến hàng loạt tổ chức tài chính truyền thống bắt đầu tham gia vào lĩnh vực. Phát súng đầu tiên công ty quản lý tài sản BlackRock nộp đơn lập Bitcoin ETF lên SEC. Đến ngày 20/06, ngân hàng Deutsche Bank của Đức đã nộp giấy phép lưu ký tiền mã hóa lên giới chức tài chính nước này, cùng với đó là sàn giao dịch EDX Markets của 3 ông lớn Phố Wall ra mắt.

Ngay sáng ngày 21/06, WisdomTree tiếp bước đăng ký Bitcoin ETF. Chỉ vài giờ sau, CoinDesk đưa tin rằng Invesco là cái tên tiếp theo tham gia vào đường đua ETF. Ngay sau đó, Valkyrie Funds, nhà quản lý quỹ đang cung cấp Bitcoin Strategy ETF và Bitcoin Miners ETF, chính thức gia nhập cuộc chơi ETF spot.

ETF spot Bitcoin tạo điều kiện cho các tổ chức tiếp xúc với Bitcoin mà không cần đầu tư trực tiếp. Thay vào đó, họ có thể mua và bán cổ phiếu ETF như mua và bán cổ phiếu thông thường trên sàn giao dịch. Song đến hiện tại, SEC vẫn chưa phê duyệt bất kỳ EFT Bitcoin spot nào, mặc dù “thả cửa” cho các sản phẩm futures ETF.

Nhiều ông lớn gia nhập cuộc chơi ETF spot

Ripple chuẩn bị được cấp giấy phép thanh toán tại Singapore

Theo thông báo đăng tải sáng ngày 22/06, Ripple đã được phê duyệt để nhận Giấy phép Tổ chức Thanh toán Lớn từ Cơ quan Tiền tệ Singapore, ngân hàng trung ương của đảo quốc sư tử. Giấy phép này sẽ giúp công ty con của Ripple tại Singapore cung cấp các dịch vụ thanh toán sử dụng tiền số.

Ripple kỳ vọng giấy phép từ chính quyền Singapore sẽ mở ra cơ hội để gia tăng lượng người dùng cho On-Demand Liquidity ‒ dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới sử dụng đồng XRP. Tuy vậy, vẫn còn một số thủ tục pháp lý nữa để công ty có thể chính thức được MAS cấp giấy phép chính thức.

CEO của Ripple là ông Brad Garlinghouse bình luận: “Singapore tiếp tục là quốc gia đi đầu thế giới trong việc thiết lập các quy định rõ ràng để công nhận tiến bộ công nghệ và ứng dụng thực tiễn của tiền mã hóa, cũng như lợi ích mà nó đem đến cho ngành tài chính toàn cầu.”

Ripple chuẩn bị được cấp giấy phép thanh toán tại Singapore

Stu Alderoty, Giám đốc Pháp lý của Ripple, cho rằng phần lớn hoạt động kinh doanh của công ty đang diễn ra ở thị trường ngoài Mỹ. Ông cũng nhận định “nước Mỹ đang bị bỏ lại” khi không làm rõ tình trạng pháp lý cho ngành tiền mã hóa. Lượng nhân viên của Ripple tại Singapore trong năm qua đã tăng đến 50%, bổ sung ở đầy đủ phòng ban từ phát triển kinh doanh, pháp lý, tài chính. Giá XRP đang tăng nhẹ sau nhờ tin tức Ripple sắp có được giấy phép thanh toán tại Singapore.

Quỹ Three Arrows Capital (3AC) trở lại

Tối ngày 21/06, cộng đồng tiền mã hóa trên Twitter đã xôn xao trước thông tin Three Arrows Capital, quỹ đầu tư Crypto tai tiếng đã phá sản vào tháng 07/2022 với khoảng nợ hơn 3,5 tỷ USD, tuyên bố trở lại thị trường. Three Arrows Capital sụp đổ vì bị liên đới từ LUNA ‒ UST, kéo theo đó là cuộc khủng hoảng thanh khoản lan rộng khắp thị trường Crypto vào giữa năm 2022.

Three Arrows Capital có vẻ như đã đổi tên thành “3AC Ventures”, với 3AC chính là tên viết tắt không chính thức của Three Arrows Capital trước đây. 3AC Ventures được công bố là đối tác mới nhất của OPNX, sàn giao dịch tiền mã hóa do chính hai nhà sáng lập của Three Arrows Capital là Zhu Su và Kyle Davies đứng sau, ra mắt vào tháng 04/2023. 

OPNX gây chú ý với tuyên bố cho phép nhà đầu tư giao dịch quyền đòi tài sản trên những nền tảng Crypto đã phá sản trong năm 2022, như FTX, Genesis, Celsius, Voyager, BlockFi… và cả chính Three Arrows Capital. Tuy vậy, khối lượng giao dịch trên nền tảng này là khá thấp. OPNX mới đây đã công bố token riêng có tên là OX, mang đến nhiều quyền lợi cho người nắm giữ khi giao dịch và staking trên sàn.

OPNX cho biết 3AC Ventures sẽ “đầu tư vào các dự án xây dựng trong hệ sinh thái OPNX và hướng đến một tương lai phi tập trung”. Website mới của quỹ khẳng định sẽ không sử dụng “đòn bẩy tài chính” nữa. Tuy nhiên, cộng đồng tiền mã hóa trên Twitter nhanh chóng nhảy vào chế giễu hành động “ve sầu thoát xác” này của 3AC.

Quỹ Three Arrows Capital (3AC) trở lại

Thông tin được tổng hợp bởi CIC

Tin tổng hợp tuần 19 –  23/06/2023

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.