Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Tổng kết thị trường Crypto 2022 – Sẵn sàng hơn cho 2023

Tổng kết thị trường Crypto 2022 - Sẵn sàng cho 2023
Nội dung bài viết

Không cần phải bàn cãi khi nói năm 2022 là một năm khó khăn đối với thị trường toàn cầu. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã giảm hơn 15% giá trị, thị trường trái phiếu đã giảm hơn 20% và thị trường tiền mã hóa đã giảm hơn 50% so với mức đỉnh vào năm 2021.

Đầu năm 2022, các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát và giảm tốc độ mở rộng kinh tế. Việc thắt chặt các chính sách tiền tệ và tài khóa đã làm giảm đáng kể sự thèm muốn của các nhà đầu tư đối với các chiến lược đầu tư rủi ro và đầu cơ. Nhiều nhà đầu tư Crypto đã chọn thoát hoàn toàn khỏi các loại tài sản đầu cơ. Áp lực kinh tế vĩ mô này đã ảnh hưởng đến các loại tài sản truyền thống và gây áp lực to lớn lên các loại tài sản mới nổi bao gồm cả tiền mã hóa.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm lại tình hình thị trường dưới nhiều lăng kính khác nhau, cùng với đó là những sự kiện tiêu biểu trong năm và các xu hướng của tương lai, để rồi thấy được 2023 sẽ là một năm đầy thú vị với nhiều cơ hội như thế nào nhé.

Thị trường vĩ mô

Hoa Kỳ

Để hiểu được khi nào giá tài sản tăng hay giảm thì chúng ta cần phải hiểu về thời điểm mà dòng tiền ra – vào thị trường (chu kỳ thanh khoản). Nếu dòng tiền được cho là đổ vào thị trường thì giá tài sản sẽ tăng và ngược lại. Vậy ai sẽ quyết định chu kỳ thanh khoản? Đó chính là Chính phủ, mà cụ thể ở đây là FED. 

Nếu FED đang cần nhiều tiền, nhưng lại khiến mọi thứ khó khăn để nhà đầu tư đưa tiền vào thị trường, thì dòng tiền sẽ chảy ra (thắt chặt định lượng). Khi đó giá các tài sản, đặc biệt là tài sản rủi ro sẽ giảm. Ngược lại, nếu FED không cần nhiều tiền và tạo điều kiện cho nhà đầu tư đưa tiền vào thị trường dễ dàng, thì giá tài sản sẽ tăng (nới lỏng định lượng).

Các nhà đầu tư Crypto sẽ nương theo các quyết định của FED để xem họ có nên đưa dòng tiền của họ vào thị trường hay không. Đó là lý do tại sao sau mỗi cuộc họp của FED, chúng ta lại thấy giá các tài sản như tiền tệ quốc tế, trái phiếu, chứng khoán, hàng hóa và thậm chí là Crypto, dịch chuyển dựa trên việc FED điều tiết thị trường.

Lạm phát cao kỷ lục

Điều các Ngân hàng Trung ương lo sợ hơn bất cứ điều gì khác – đó là lạm phát, bởi vì lạm phát có thể phá hủy toàn bộ quốc gia. Sẽ không thể có một quốc gia hoạt động tốt nếu người dân sợ hãi khi nắm giữ tiền tệ của chính quốc gia đó.

Trong tháng 6/2022, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ đã tăng 9,1% so với cùng kỳ và là mức tăng lớn nhất trong vòng 40 năm qua.

Lạm phát tại Mỹ tăng lên mức kỷ lục mới trong hơn 40 năm qua

Chính sách thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất

Công cụ mà FED dùng để kiềm chế lạm phát đó chính là Chính sách thắt chặt định lượngTăng lãi suất. 

Vì cần tiền nên Chính phủ sẽ bán bớt tài sản trên bảng cân đối kế toán, để trái phiếu Kho bạc (Treasuries) đáo hạn và lựa chọn không tái đầu tư số tiền thu được. 

Bên cạnh đó, FED sẽ tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư khó có thể tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ để mua tài sản. 

Hiện tại, FED đã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử để chống lại lạm phát. Cần mất hai năm trong giai đoạn tháng 6 năm 2004 đến tháng 6 năm 2006, để chu kỳ tăng lãi suất đạt gần 4%. Trong khi đó, chỉ tính riêng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2022, chu kỳ tăng lãi suất đã đạt mức tăng 2,36%. Nếu con số vẫn chưa được như kỳ vọng, FED cương quyết rằng sẽ cần phải tăng lãi suất trong thời gian dài hơn. 

Nếu đúng như kỳ vọng, lãi suất sẽ lên gần mức mà nhiều nhà kinh tế cho rằng sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trầm trọng hơn nũa vào năm 2023, thậm chí là đình lạm.

Tăng lãi suất có thể kích hoạt một đợt suy thoái

Các công ty mới không còn có thể tiếp cận với nguồn tín dụng giá rẻ, trong khi các công ty đang tồn tại phải trả nhiều chi phí cho lãi suất hơn. Để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, họ buộc phải cắt giảm chi phí, như giảm bớt lương hoặc/và sa thải thêm nhân viên.

Với việc các doanh nghiệp thu hẹp quy mô như vậy, các nhà đầu tư có xu hướng thực hiện các khoản đầu tư nhỏ, an toàn hơn. Điều này càng làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Bên cạnh đó, làn sóng thất nghiệp gia tăng hay mức lương lao động giảm xuống sẽ buộc mọi người phải “thắt lưng buộc bụng”. Chưa kể đến việc, khi lãi suất tăng, họ thường có xu hướng tiết kiệm tiền thay vì chi tiêu. Những yếu tố này cộng hưởng khiến việc tiêu dùng bị đóng băng.

Đầu tư và tiêu dùng bị thắt lại, GDP giảm sút. Các hoạt động mua bán trao đổi diễn ra lưa thưa chính là nguyên nhân khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Và mọi thứ chỉ được giải quyết khi các công ty có thể tiếp cận lại nguồn tín dụng giá rẻ, mở rộng quy mô để thu hút đầu tư, và thuê thêm lao động.

Những dấu hiệu suy thoái đang le lói

Biểu đồ dưới đây cho thấy mức chênh lệch giữa tín phiếu kho bạc 3 tháng và trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm. Trong quá khứ, cứ mỗi lần chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu kho bạc 10 năm và tín phiếu kho bạc 3 tháng bị đảo ngược, thì nền kinh tế sẽ bước vào suy thoái. Cho đến nay chỉ báo này chưa sai sót một lần nào, khi đã dự báo chính xác tám cuộc suy thoái trước đây kể từ những năm 1960

Hiện tại, đường cong lợi suất lại một lần nữa đảo ngược, cho thấy dấu hiệu về tình trạng suy giảm kinh tế sắp xảy ra, tương tự như trong quá khứ.

Biểu đồ đường cong lợi suất bị đảo ngược dự báo về suy thoái kinh tế

Chỉ Số Phi Sản Xuất PMI (Quản Lý Sức Mua) từ Viện Quản Lý Nguồn Cung (ISM) cũng kể một câu chuyện tương tự. PMI là một chỉ số tổng hợp được tính toán như một chỉ báo về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. 

Khóa học Đầu tư Crypto Cơ bản

Xem Thêm

Khóa học Crypto Trading cơ bản

Xem Thêm

Cẩm nang Đầu tư Crypto cho người mới bắt đầu

Xem Thêm

Ebook Crypto cho người mới bắt đầu - CIC

Xem Thêm

Bạn cứ thong thả đọc hết bài viết này nhé. Hãy bấm nút bên dưới, CIC sẽ gửi toàn bộ chương trình cho bạn ngay

Nhận Ngay

Nếu PMI lớn hơn 60% chứng tỏ nền kinh tế lĩnh vực phi sản xuất nhìn chung đang mở rộng; thấp hơn 50% chứng tỏ nền kinh tế lĩnh vực phi sản xuất nhìn chung đang thu hẹp lại. 

Hiện tại, PMI đang thấp hơn 50%, báo hiệu sự hiện diện của suy thoái kinh tế.

Chỉ số PMI thấp báo hiệu sự hiện diện của suy thoái kinh tế.

Trung Quốc

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chịu trách nhiệm cho 28% sản lượng sản xuất toàn cầu đang phải đối mặt với 3 thử thách lớn:

  • Chính sách Zero Covid: Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Covid, Trung Quốc đã tuân theo các chính sách nghiêm ngặt, tức là không khoan nhượng đối với sự lây lan của Covid và thực thi các biện pháp phong tỏa độc đoán, duy trì các quy định chặt chẽ và gần như làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để ngăn người dân khỏi bị nhiễm bệnh. 
  • Bất động sản sụp đổ: Đầu cơ quá mức, tham nhũng và thiếu giám sát đã dẫn đến cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc, trong đó nổi tiếng nhất là sự sụp đổ của đế chế Evergrande. Cuộc khủng hoảng thậm chí đã lan rộng hơn nữa đến các ngân hàng, khi họ cho vay phần lớn tiền của mình cho các nhà phát triển bất động sản. Và khi người dân muốn rút tiền thì các ngân hàng đã cạn kiệt thanh khoản.
  • Sản xuất chậm lại: Tác động tổng hợp của chính sách Zero Covid và khủng hoảng bất động sản đã khiến sản xuất chậm lại và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ trở nên giảm sút. Trung Quốc cũng có khả năng không đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm, do tăng trưởng xuất khẩu của nước này gần đây đã giảm xuống gần 7%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà phân tích.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã không phục hồi hoàn toàn sau đợt đóng cửa trước đó và thậm chí còn ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với năm 2020. Một cuộc khảo sát quốc gia cho thấy gần 40% SME chỉ có đủ tiền mặt cho một tháng hoạt động.

Tăng trưởng thu nhập của các hộ gia đình đã chậm lại dưới mức tăng trưởng GDP, kết hợp với thị trường việc làm yếu, có nghĩa là tăng trưởng tiêu dùng đã âm ngay cả trước khi Thượng Hải bị phong tỏa.

Các hộ gia đình đang chi tiêu thận trọng hơn và họ cũng đang giảm việc vay mượn lại. Và điều này càng khiến nền kinh tế gần như đóng băng.

Châu Âu

Xuyên suốt 2022, Khủng hoảng năng lượng, nhiên liệu ở Châu Âu được châm ngòi bởi cuộc chiến Nga – Ukraine và Trái phiếu Chính phủ Anh bên bờ vực sụp đổ là hai sự kiện được chú ý nhiều nhất tại khu vực này.

Khủng hoảng năng lượng Châu Âu

Giá dầu và nhiên liệu tăng vọt

Sau khi trừng phạt Nga bằng cách hạn chế nhập dầu tại đất nước này, thì cả Anh và các nước Liên minh Châu Âu đều đang trong trạng thái lao đao vì giá dầu và giá nhiên liệu tăng chóng mặt.

Giá dầu và nhiên liệu tại châu Âu tăng vọt sau lệnh trừng phạt Nga

Ở một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, chi phí điện trung bình đã tăng lên 700€ mỗi Megawatt giờ – một mức tăng 700% so với đầu năm và 1400% so với hai năm trước.

 

Cuộc chiến chính trị vẫn chưa đến hồi kết

Tình hình còn tệ hơn khi Nga cũng chủ động cắt nguồn cung dầu và càng đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng Châu Âu lên cao trào. Trong năm nay, Nga đã cắt giảm 60% nguồn cung khí đốt so với mức bình thường trong tháng 6 và 80% so với mức bình thường vào tháng 8/2022. Nga chỉ cho phép 20% dòng khí đốt đi qua đường ống Nordstream.

Tại Vương quốc Anh, gần đây mức lạm phát đã lên tới 10,1% –  mức cao nhất trong 40 năm – và dự kiến ​​sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Theo một số nhà kinh tế tại Citigroup, nếu giá khí đốt tiếp tục tăng như vũ bão thì chúng ta có thể thấy lạm phát cao tới 18,6%. Điều này khiến mọi người lo ngại rằng Vương quốc Anh sẽ có một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt nghiêm trọng.

Trái phiếu Chính phủ Anh bên bờ vực nguy hiểm

Trái phiếu Chính phủ dài hạn của Anh (Gilt) thường được biết đến là một trong những tài sản ít biến động nhất. Tuy nhiên, giá Gilt đã giảm thảm khốc khi thị trường không có nhu cầu mua vào. Bởi lẽ, các nhà đầu tư đang phàn nàn rằng Gilt không có thanh khoản và họ cực kỳ lo sợ vào các chính sách tài khóa của Chính phủ. Nên nhớ một điều rằng, nếu giá Trái phiếu giảm thì lợi suất Trái phiếu sẽ tăng và ngược lại.

Lợi suất Trái phiếu Chính phủ Anh kỳ hạn 30 năm đã tăng mạnh từ 3,6% vào 22/9 lên hơn 5% vào 28/9/2022 – mức cao nhất trong vòng 20 năm.

Lợi suất trái phiếu Anh giảm sau gói cứu trợ của Ngân hàng Trung ương Anh

Thị trường Trái phiếu Anh hỗn loạn, qua đó càng gây áp lực thêm lên tỷ giá. Đồng Bảng Anh trượt giá tới mức người dân đổ xô hoán chuyển đổi tài khoản đồng GBP sang tài khoản đồng USD, buộc các ngân hàng hôm 28/9/2022 phải tạm ngưng dịch vụ chuyển đổi này.

Ngay ngày hôm đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cam kết mua vào khoảng 65 tỷ GBP (tương đương 69 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ để đẩy giá lên và giải cứu các quỹ hưu trí. Theo Cardano Investment, nếu không có gói cứu trợ này, lãi suất trên Gilt sẽ tăng lên 7,8%. Nếu điều đó xảy ra, 90% quỹ hưu trí sẽ phá sản.

Sau tuyên bố về gói cứu trợ, lợi suất của Trái phiếu Chính phủ Anh kỳ hạn 30 năm đã giảm từ hơn 5% xuống dưới 4% trong vòng chưa đầy hai tiếng.

Lợi suất trái phiếu Anh giảm sau gói cứu trợ của Ngân hàng Trung ương Anh

Khoảnh khắc Lehman Brothers

Trong năm qua, cổ phiếu của của Credit Suisse đã có lúc giảm tới hơn 60%, trong khi của Deutsche Bank giảm hơn 40%.

Giá cổ phiếu của các ngân hàng lớn giảm mạnh trong năm qua

CDS – hợp đồng hoán đổi tín dụng, về cơ bản là một dạng bảo hiểm để chống lại nguy cơ vỡ nợ trái phiếu. Mức chênh lệch (Spread) CDS thời hạn 5 năm của Credit Suisse đã có lúc tiến gần đến mức năm 2008 – thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mức chênh lệch hợp đồng hoán đổi tín dụng lớn dự báo về suy thoái kinh tế

Cả Credit Suisse và Deutsche Bank đều là những ngân hàng lớn nhất ở Thụy Sĩ và Đức với lịch sử hơn 150 năm. Họ cũng được coi là G-SIB (Ngân hàng quan trọng có hệ thống toàn cầu).

600 tỷ USD là giá trị số tài sản được Lehman Brothers quản lý (AUM). Và khi ngân hàng này gặp sự cố, đã kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, 2800 tỷ USD là số tiền Credit Suisse và Deutsche Bank quản lý – gấp 4,6 lần Lehman. Chính CEO của Credit Suisse cũng phải thừa nhận họ đang phải đối mặt với ‘Thời khắc quan trọng’ để tái cấu trúc.

Những số liệu có phần gai góc ở trên đã khiến mọi người hoang mang về việc “Khoảnh khắc Lehman Brothers” sẽ lại một lần nữa được tái hiện.

Đối với một ngân hàng đầu tư như Credit Suisse (CS), niềm tin của thị trường là mấu chốt vấn đề trong thời gian tới. Niềm tin đóng một vai trò quan trọng trong thị trường tín dụng. Rủi ro đối với CS đó là: Việc giảm uy tín tín dụng sẽ dẫn đến khó khăn trong hoạt động tài trợ vốn. Nói cách khác, nếu CS không thể tìm kiếm người mua cho khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ bị đe dọa.

Trong khi đó 40% nợ của CS là nợ ngắn hạn và đã có lúc CS phải tăng đột biến lợi tức cho khoản nợ ngắn hạn để thu hút người mua.

Các ngân hàng phải tăng lợi tức cho nợ ngắn hạn để thu hút người mua

Theo thống kê, Credit Suisse có 2,6% xác suất vỡ nợ trong năm tới. Đây là một xác suất cao so với mặt bằng chung. Bởi lẽ, các ngân hàng trong cùng phân khúc ở Hoa Kỳ có xác suất vỡ nợ rơi vào khoảng 0,05%.

Xác suất vỡ nợ của các ngân hàng tăng cao so với mặt bằng chung

Tuy nhiên rất may là Credit Suisse vẫn còn 44,2 tỷ CHF “khoản vốn bổ sung”. Đây là khoản vốn cần thiết theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Thụy Sĩ để duy trì doanh nghiệp mà không dẫn đến phá sản.

Vậy là theo bảng cân đối kế toán của Credit Suisse (CS), rủi ro vỡ nợ thực tế của ngân hàng đang tăng lên nhưng không có lý do gì để lo ngại ngay lập tức. Nói cách khác, nếu muốn tung ra một gói cứu trợ hay quyết định mua lại CS thì sẽ vẫn còn cần nhiều khâu nữa trước khi ngân hàng này thực sự hết khả năng xoay sở.

Hơn thế nữa, sau khi kế hoạch tái cấu trúc của Credit Suisse được triển khai, các chuyên gia tài chính ngân hàng của Thụy Sĩ cũng nhận định về cơ bản Credit Suisse sẽ không có nguy cơ phá sản như những lo sợ thời gian qua. Việc tái cấu trúc này sẽ hướng đến một ngân hàng tinh gọn, hiệu quả hơn, với những tham vọng vừa phải, tránh hoạt động dàn trải.

Phân tích on-chain

Thị trường giao ngay (Spot)

2022 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng lượng dự trữ Bitcoin trên các sàn giao dịch, số lượng BTC trên các sàn giao dịch đã giảm 20% (560.000 BTC) so với hồi đầu năm, đây là mức giảm lớn nhất trong năm kể từ trước đến nay.

Trong đó, hoạt động rút BTC ra khỏi sàn mạnh nhất là trong hai tháng cuối năm với mức dự trữ trên sàn giảm gần 300.000 BTC. Điều này xuất phát từ sự kiện sàn FTX phá sản và các tin FUD liên quan đến sàn Binance.

Thị trường Crypto 2022 chứng kiến sự sụt giảm mạnh của lượng dự trữ Bitcoin trên các sàn

2022 tuy là một năm downtrend của thị trường Crypto nhưng các hoạt động trên on-chain lại có nhiều biến động thể hiện qua Khối lượng giao dịch (Volume). Tháng 5/2022 chứng kiến Volume đạt mức cao nhất từ trước đến nay (ATH) với trung bình 123 tỷ USD/ngày, tuy nhiên chỉ 7 tháng sau Volume đã giảm gần 95% với trung bình 5,8 tỷ USD/ngày. Điều này cho thấy tâm lý cực kỳ chán nản của các nhà đầu tư Crypto vào giai đoạn cuối năm.

Hoạt động on-chain có nhiều biến động thể hiện qua khối lượng giao dịch

Trái ngược hoàn toàn với năm 2021, năm 2022 là một năm không mấy thành công với nhiều nhà đầu tư khi đây là một năm có quá nhiều sự kiện tiêu cực xảy ra khiến giá BTC liên tục dò đáy mới. Chính vì vậy các nhà đầu tư trong năm nay đã chịu tổng mức thua lỗ lên đến 90 tỷ USD và đây cũng là mức thua lỗ lớn nhất từ trước đến nay, trong đó hai thời điểm các nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nhất là đầu tháng 6 (sau sự kiện Luna sụp đổ) và đầu tháng 11 (sau sự kiện FTX phá sản).

Thị trường Crypto xảy ra quá nhiều biến động khiến giá Bitcoin liên tục dò đáy mới

Thị trường tương lai (Futures)

Cũng tương tự như thị trường spot, các hoạt động trên thị trường tương lai cũng chứng kiến sự sụt giảm trong năm 2022, Open Interest (Khối lượng hợp đồng mở) giảm hơn 57% so với đầu năm.

Open Interest sụt giảm một phần đến từ việc đóng lệnh của các trader, nhưng phần lớn đến từ việc thanh lý các lệnh futures do thị trường biến động mạnh.

Có 3 thời điểm thanh lý các lệnh futures nhiều nhất khiến Open Interest sụt giảm mạnh là vào tháng 5/2022 (sự kiện Luna sụp đổ), tháng 6/2022 (3AC phá sản) và tháng 11/2022 (FTX phá sản).

Thị trường future cũng chứng kiến sự sụt giảm như thị trường spot

Volume giao dịch trên thị trường tương lai kết thúc năm 2022 giảm gần một nửa so với đầu năm, nhưng điều đó không có nghĩa 2022 là một năm ảm đạm của thị trường này khi volume trung bình vẫn xấp xỉ năm 2021, năm thị trường uptrend.

Gần như tất cả các sàn giao dịch hiện nay đều hỗ trợ giao dịch hợp đồng tương lai để phục vụ người dùng. 

Trung bình mỗi ngày có khoảng 90 tỷ USD giao dịch trên thị trường tương lai. Ba thời điểm có volume cao đến từ ba sự kiện lớn trong năm là Luna sụp đổ, 3AC và FTX phá sản. Hai tháng cuối năm với sự kiện của FTX và tin FUD của Binance khiến cho tâm lý sợ hãi rút tiền ra khỏi sàn lớn, điều này làm cho hoạt động giao dịch trên thị trường tương lai giảm đáng kể.

3 sự kiện lớn xảy ra làm cho hoạt động giao dịch trên thị trường giảm đáng kể

Thị trường Crypto năm nay chứng kiến nhiều đợt thanh lý hơn so với mọi năm cũng xuất phát từ xu hướng sử dụng đòn bẩy (Leverage Ratio) cao của các nhà đầu tư. Theo thống kê thì 2022 mức sử dụng đòn bẩy đã thiết lập ATH mới và cao gần gấp đôi so với năm ngoái. Hai tháng cuối năm thì xu hướng này đã có sự điều chỉnh giảm. Qua 2023, nếu chỉ số này tiếp tục ở mức cao thì nhiều khả năng chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến thêm nhiều đợt thanh lý hơn nữa.

Mức sử dụng đòn bẩy của những nhà đầu tư Crypto đã thiết lập mức ATH mới

Thợ đào

2022 phải nói là một năm “kinh tế buồn” đối với các thợ đào. Doanh thu của họ đã giảm gấp 3 lần từ 45 triệu USD/ngày vào đầu năm xuống còn 15 triệu USD/ngày vào thời điểm cuối năm. Nguyên nhân chính đền từ việc giá BTC đã giảm gần 3 lần trong năm nay.

Giá Bitcoin giảm 3 lần kéo theo doanh thu của các thợ đào Bitcoin cũng giảm 3 lần

Mặc dù doanh thu có sự sụt giảm nghiêm trọng nhưng Hashrate đã tăng lên đáng kể trong năm 2022 và đạt mức ATH mới là 316 EH/s. Mức tăng này không đến từ việc xuất hiện thêm các xưởng đào mới mà là các xưởng đào cũ có tiềm lực đã nâng cấp thêm máy móc và mở rộng quy mô, trong khi đó các xưởng đào nhỏ đã không thể trụ được trong một năm đầy sóng gió. Với công nghệ ngày càng phát triển cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ cho các xưởng đào, thì dự báo 2023 Hashrate sẽ tiếp tục tăng bất chấp thị trường đang gặp nhiều khó khăn.

Dù doanh thu giảm nhưng Hashrate đã tăng đáng kể và sẽ tiếp tục tăng trong 2023

Về tổng thể trong năm 2022 các thợ đào đã tích lũy thêm 4.000 BTC nhưng đi vào chi tiết hơn thì kể từ thời điểm tháng 8 năm 2022, các thợ đào đã bắt đầu tăng cường lực bán trên thị trường khiến cho lượng dự trữ giảm đáng kể. Với trung bình 900 BTC được đào ra mỗi ngày và các thợ đào đã tích lũy được 4.000 BTC trong năm 2022, đồng nghĩa trong năm qua các thực thể này đã bán 324.500 BTC ra thị trường. Năm 2023 dự báo vẫn còn nhiều khó khăn cho thị trường Crypto, do đó áp lực bán của các thợ đào trong năm tới vẫn sẽ tương đối lớn, đặc biệt là những giai đoạn Bitcoin có sự phục hồi.

Các thợ đào đã tăng cường lực bán khiến cho lượng dự trữ Bitcoin giảm đáng kể

Xu hướng 2023 theo dữ liệu on-chain

Chỉ số đầu tiên chúng ta xem xét là NUPL, đây là chỉ số thường được dùng để đo lường mức độ hưng phấn – sợ hãi cũng như dự báo được vùng đáy của một chu kỳ. Đường NUPL đi vào vùng màu cam và đỏ được xem là thị trường bước vào giai đoạn mùa đông.

Hai chu kỳ gần nhất khoảng thời gian mùa đông kéo dài lần lượt là 17 tháng và 11 tháng, đường NUPL càng sâu thì mùa đông càng kéo dài. Mức thấp nhất của đường NUPL hiện tại đang cao hơn hai chu kỳ trước và mùa đông đã kéo dài được 7 tháng. Như vậy chúng ta sẽ có hai kịch bản để dự đoán xu hướng về giá trong thời gian tới.

  • Kịch bản 1

NUPL sẽ thoát ra khỏi vùng màu cam trong vòng 1 – 3 tháng tới, đồng nghĩa với đáy của chu kỳ hiện tại sẽ là mức 15.500 USD được thiết lập vào tháng 11/2022.

  • Kịch bản 2

NUPL sẽ xuống sâu hơn (có thể bằng hoặc sâu hơn so với chu kỳ trước), lúc này cần thời gian lâu hơn để NUPL thoát khỏi vùng màu cam, có thể là từ 6 – 9 tháng. Trong trường hợp này thì giá BTC sẽ xuống những mức thấp hơn, có thể đến vùng 10.000 – 12.000 USD.

Đường NUPL của chu kỳ hiện tại đang ở mức thấp giống 2 chu kỳ trước đó

Chỉ số tiếp theo chúng ta quan tâm là MVRV Z-Score, chỉ số này dùng để xác định giá Bitcoin đang được định giá cao hơn hay thấp hơn mức giá “hợp lý”. MVRV nằm trong vùng xanh nghĩa là BTC đang được định giá thấp, nằm trong vùng đỏ được xem là định giá cao.

Tương tự như NUPL, chúng ta sẽ xét về thời gian chỉ số này nằm trong vùng xanh để xác định xu hướng trong thời gian tới.

Hiện tại MVRV đã nằm trong vùng xanh được 6 tháng, cao hơn thời điểm 2019 và nếu so với thời điểm 2014-2015 thì vẫn còn kém 6 tháng. Vậy dựa theo chỉ số MVRV – Z-Score thì phải ít nhất 6 tháng nữa thì BTC mới có thể chuyển sang giai đoạn phục hồi.

Chỉ số MVRV hiện tại đã nằm trong vùng xanh được 6 tháng

Sự kiện tiêu biểu

Ngoài những diễn biến ảm đạm của tình hình chính trị thế giới, thị trường Crypto trong năm 2022 cũng không thiếu các sự kiện gây chấn động cho các nhà đầu tư mà khởi nguồn đều là do khủng hoảng về thanh khoản.

Trước tiên phải kể đến vụ sụp đổ của Terra vào tháng 5/2022, đây từng là một trong những hệ sinh thái mạnh mẽ và phát triển hàng đầu trong thế giới Crypto. Thế nhưng, chỉ trong vòng một tuần, stablecoin UST và token LUNA của mạng lưới này đã rớt giá thê thảm đến mức gần như về mo. Việc một stablecoin đứng thứ 3 về vốn hóa thị trường như UST bị mất tỷ giá và một coin trong top 10 như LUNA trở nên hầu như vô giá trị khiến người dùng gần như cạn lòng tin vào hệ sinh thái này.

Và một sự kiện khác đáng chú ý hơn đó là tuyên bố phá sản của sàn FTX vào tháng 11 vừa qua. Sàn FTX phá sản đang mang đến những hệ lụy vô cùng lớn đối với thị trường Crypto. Vì FTX là sàn đầu tư vào rất nhiều vào các dự án, công ty và ngược lại họ cũng nhận được các khoản đầu tư khổng lồ từ nhiều tổ chức. Do đó thông tin phá sản của FTX đã đang dẫn đến hiệu ứng dây chuyền kéo theo nhiều công ty, tổ chức khác phá sản theo, và cũng không loại trừ khả năng là các sàn giao dịch nếu họ không có nguồn quỹ dự trữ và quản trị rủi ro tốt.

Có thể thấy rằng chính sự việc của Terra và FTX là yếu tố kích hoạt hiệu ứng sụp đổ dây chuyền của nhiều tên tuổi lớn như Celsius, 3AC, Voyager, Blockfi, và có lẽ còn nhiều ẩn số chưa được khám phá.

Thế giới Crypto với nhiều phát triển tiềm năng tạo nên những thay đổi mang tính cách mạng cho thế giới, cho nên đây cũng là miếng mồi béo bở của giới hacker. Bởi thế mà năm 2022 cũng là một năm ghi dấu nhiều vụ hack lớn nhất, trong đó tổng số tiền bị đánh cắp lên đến hơn 3 tỷ USD với gần 130 vụ hack.

Các vụ hack nhắm vào lỗ hổng của công nghệ cầu nối liên chuỗi và các Dapp tài chính

Hầu hết các vụ hack đều nhắm vào khai thác lỗ hổng của công nghệ cầu nối liên chuỗi và các Dapp tài chính. Cụ thể vụ hack lớn nhất trong năm liên quan đến mạng lưới Ronin, là mạng lưới hỗ trợ nền tảng game nổi tiếng Axie. Hacker đã sử dụng private key đánh cắp được để thực hiện các giao dịch rút giả mạo, và lấy đi số lượng lớn ETH và USDC tương đương 625 triệu USD. Ngoài ra còn nhiều vụ hack khác cũng do bị khai thác lỗ hổng cầu nối liên chuỗi như Wormhole Bridge đã bị đánh cắp 120.000 WETH tương đương 325 triệu USD, Nomad Bridge đã bị hack mất 100 WBTC tương đương 190 triệu USD, và BNB Chain cũng đã bị lấy cắp đi khoảng gần 100 triệu USD.

Bên cạnh những vụ hack cầu nối, các Dapp tài chính cũng bị hacker tấn công như vụ giao thức Beanstalk Farms bị mất số tiền tương đương 182 triệu USD, Wintermute – nhà tạo lập thị trường tiền mã hóa nổi tiếng có trụ sở tại Anh – cũng bị lấy mất số tài sản giá trị tương đương 162 triệu USD, nền tảng DeFi Mango Markets bị đánh cắp mất số tài sản tương đương 114 triệu USD.

Vào ngày 15/9, mạng lưới Ethereum đã có bước chuyển mình lớn sau khi chuyển đổi thành công từ công nghệ PoW sang PoS. Sự kiện The Merge đóng vai trò như một chất xúc tác cơ bản tạo nên cú sốc nguồn cung khi áp lực bán từ thợ đào đã được loại bỏ. Mặc dù, tới thời điểm hiện tại thì sự thay đổi này chưa có sức ảnh hưởng đáng kể nào đối với thị trường Crypto, nhưng màn trình diễn của The Merge vẫn đang là một ẩn số, và hơn nữa mạng lưới Ether tiếp tục là nơi thu hút đông đảo nhất số lượng nhà phát triển. Do đó, chúng ta hoàn toàn có lý do để hy vọng rằng ETH hậu The Merge sẽ tạo nên kỳ tích.

Xu hướng 2023

Xu hướng SocialFi - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

SocialFi

SocialFi là từ được viết tắt của Social Finance, kết hợp giữa mạng xã hội và lĩnh vực tài chính phi tập trung. Sự ra đời của SocialFi nhằm mục đích đem lại lợi ích và phần thưởng cho người dùng bằng cách tài chính hoá thông qua các hoạt động ảnh hưởng của xã hội. Các nhà sáng tạo nội dung sẽ được hưởng lợi từ sản phẩm của bản thân nhiều hơn và không bị bó buộc, quản lý bởi một hệ thống tập trung nhất định. 

Trong hệ sinh thái SocialFi thì Social Token đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của SocialFi. Social Token là một loại tiền mã hóa đại diện cho sức mạnh thương hiệu của một tổ chức, cộng đồng hoặc cá nhân có sức ảnh hưởng lớn. Social Token giống như một công cụ để cộng đồng cùng hướng tới một mục tiêu chung và chia sẻ giá trị thặng dư có được khi đạt được mục tiêu đó. Hiện tại các Social Token đang được chia chủ yếu làm 3 loại:

  • Personal Token (Token cá nhân)
  • Community Token (Token cộng đồng)
  • Social Platform Token (Token nền tảng)


Các dự án SocialFi giúp mở rộng cũng như giải quyết nhiều khía cạnh như:

Hỗ trợ phân bổ quyền
dữ liệu

SocialFi tận dụng công nghệ Blockchain giúp việc thu thập và quản lý dữ liệu trở nên minh bạch, chính xác và bảo vệ được người dùng.

Hỗ trợ phát triển lợi ích cộng đồng

Người dùng có thể mở rộng tầm ảnh hưởng, phát triển cộng đồng của mình theo những cách sáng tạo hơn cùng hàng loạt những cơ hội gia tăng thu nhập.

Bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật

Người dùng hoàn toàn làm chủ dữ liệu cá nhân của mình, không giống như những trường hợp bị lộ thông tin tại các nền tảng mạng xã hội tập trung.

Trong hệ sinh thái SocialFi thì Social Token đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của SocialFi. Social Token là một loại tiền mã hóa đại diện cho sức mạnh thương hiệu của một tổ chức, cộng đồng hoặc cá nhân có sức ảnh hưởng lớn. Social Token giống như một công cụ để cộng đồng cùng hướng tới một mục tiêu chung và chia sẻ giá trị thặng dư có được khi đạt được mục tiêu đó. Hiện tại các Social Token đang được chia chủ yếu làm 3 loại:

 

Personal Token (Token cá nhân)

Bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một token cá nhân của riêng họ được gọi là Personal Token, thường là những người như nghệ sĩ, người sáng tạo nội dung hoặc là ngôi sao trong một lĩnh vực nào đó, do đó cũng có thể được gọi là Creator Token – Token của người sáng tạo nội dung. Sức ảnh hưởng cộng đồng của Personal Token là rất lớn và mang tính đại chúng, nếu được quan tâm và phát triển bài bản thì sớm muộn sẽ bùng nổ.

Một số dự án tiêu biểu trong phân khúc này là: RAC – Personal Token của nghệ sĩ André Allen Anjos, ALEX – Personal Token đầu tiên được tạo ra bởi Alex Maxmej…

 

Community Token (Token cộng đồng)

Community Token là loại token đại diện cho một nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng nào đó có thương hiệu, sức ảnh hưởng mạnh mẽ và được cộng đồng theo dõi đông đảo. Token này cũng có thể được sử dụng để quản lý bằng cách trao cho mọi người quyền biểu quyết về các quyết định quan trọng mà nhóm hay cộng đồng đó quan tâm. Cộng đồng ứng dụng Community Token có thể là các nền tảng mạng xã hội hoặc các tổ chức tự tri phi tập trung (DAO) với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Một số dự án tiêu biểu như FWB – Cộng đồng giáo dục hàng đầu về Web3,  KARMA DAO – dự án DAO chuyên lĩnh vực đầu tư và phát triển xã hội…

 

Social Platform Token (Token nền tảng)

Token nền tảng là loại token đại diện cho một nền tảng, hỗ trợ người dùng sáng tạo và giao dịch các social token khác như Personal Token và Community Token. Người dùng có thể sử dụng tạo ra các token của riêng mình và được hưởng những quyền lợi của bên tạo ra token. 

Đây là mảng nổi bật nhất của SocialFi trong năm qua và có thể là trong những năm tới với những nền tảng quy mô và được đầu tư bài bản như Chiliz – nền tảng fan token hàng đầu, BitClout – mạng xã hội thế hệ mới, Audius – nền tảng âm nhạc phi tập trung, hay gần gũi và thân thuộc nhất với cộng đồng CIC chúng ta chính là dự án BeinCom.

 

Với sự ra đời của mình, SocialFi có thể giúp giải quyết được nhiều vấn đề nhức nhối hiện nay của các nền tảng mạng xã hội cũng như mở ra cơ hội mở rộng kết nối, phát triển rất lớn cho cộng đồng nói chung và cá nhân người dùng nói riêng. Các nền tảng mạng xã hội lớn như Twitter, Reddit, Instagram…cũng đang dần chuyển đổi, nghiên cứu tích hợp các tính năng mới để cùng nhau chia sẻ miếng bánh SocialFi vô cùng hấp dẫn. Tiềm năng và tương lai phát triển của SocialFi nói chung và Social Token nói riêng là rất xán lạn và hoàn toàn đủ khả năng để có thể trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ, tạo đà tăng trưởng vượt bậc cho chu kỳ mới của thị trường Crypto.

Xu hướng NFT - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

NFT

Các nền tảng giao dịch NFT đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, với tổng khối lượng giao dịch của 10 nền tảng hàng đầu đạt hơn 22,71 tỷ USD vào năm 2022. So với năm 2021 với khối lượng giao dịch đạt 24,16 tỷ USD thì đã có sự sụt giảm nhẹ, điều này cũng không quá khó hiểu khi năm 2022 là một năm bất ổn với thị trường Crypto nói chung và thị trường NFT nói riêng.

Các nền tảng NFT đã tăng trưởng đáng kể trong thời gian gần đây

Hướng đến năm 2023 đầy thú vị và ẩn chứa nhiều cơ hội phía trước, dưới đây là những xu hướng phát triển NFT tiềm năng mà chúng ta có thể quan tâm đến: 

NFTFi

Với những hình thái cũ và không còn tính thu hút của thị trường NFT, đã đến lúc chúng ta bắt đầu đón nhận một xu hướng mới đầy tiềm năng, đó là NFTFi. NFT đã phát triển từ dự án thuần túy sang dạng nâng cao hơn kết hợp với mô hình trò chơi, metaverse, cho vay thế chấp, v.v., tạo thành một mô hình mới của NFT + Tài chính phi tập trung = NFTFi. Trong lĩnh vực này có các mảng nhỏ hơn như Thị trường cho vay/mượn NFT, Thị trường NFT phân mảnh, Các giao thức gây quỹ cộng đồng, Các giao thức cung cấp bể thanh khoản NFT.

 

Utility NFT (NFT tiện ích)

Các NFT tiện ích, chẳng hạn như NFT trong GameFi, NFT đại diện xác minh danh tính cá nhân và cộng đồng dự kiến ​​sẽ có khá nhiều đất diễn, bởi chúng cung cấp các đặc quyền cụ thể cho người nắm giữ. Nổi bật trong năm 2022 đó chính là Binance Account Bound Token, loại token này chứng minh bạn đã được xác minh danh tính với Binance và có cơ hội được hưởng những ưu đãi dành riêng cho những chủ nhân nắm giữ token này.

 

AI NFT

AI NFT là NFT thế hệ mới được kết hợp giữa trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) và công nghệ Blockchain. Công nghệ AI được kỳ vọng có khả năng tự học hỏi, tương tác và trở nên thông minh như con người. Kết hợp với công nghệ Blockchain, AI có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu minh bạch, rộng lớn, chính xác, thúc đẩy AI phát triển lên một tầm cao mới. AI NFT sẽ là một sản phẩm mang những đặc tính hàng đầu như đáng tin cậy, khan hiếm và độc nhất. 

 

NFT Âm Nhạc

NFT Âm Nhạc có thể hiểu là những chứng chỉ số giúp xác định quyền sở hữu của các sản phẩm âm nhạc độc quyền. NFT này có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như mua bán tác phẩm, chia sẻ quyền sở hữu hay ăn chia lợi nhuận phát hành sản phẩm âm nhạc giữa nghệ sĩ và tác giả. NFT Âm nhạc giúp nghệ sĩ có thể tương tác với khán giả của họ theo nhiều cách sáng tạo hơn. Việc xuất hiện NFT Âm nhạc cũng giúp làm thay đổi cục diện mối quan hệ phức tạp giữa các bên nhà sản xuất, đơn vị trung gian và nghệ sĩ trong quá trình phân chia lợi nhuận. 

 

AR NFT

Với sự phát triển của công nghệ AR và VR trong những năm gần đây đã xây dựng lại nhận thức của chúng ta về thực tế ảo, trong đó việc đưa AR vào NFT đã thực sự mở khóa tiềm năng của NFT thay vì những hình ảnh 2D tĩnh như trước đây. Với AR NFT, bạn có thể xem được các NFT này ở bất cứ đâu và trên bất cứ thiết bị thông minh nào. AR NFT sẽ tạo ra một thế hệ NFT mới có nhiều chiều sâu và cảm hứng hơn cho các nhà sáng tạo và nhà sưu tập.

Xu hướng Metaverse - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

Metaverse

Năm 2021 là năm bắt đầu của Metaverse. Các game và sản phẩm NFT tích hợp Metaverse như Otherdeeds, The Sandbox, Decentraland, Axie Infinity… đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Vào tháng 11- 2021, sự bùng nổ của Metaverse đã gây “bão” trên toàn thế giới. 

Năm nay, khi thị trường đi xuống, các phân khúc và dự án liên quan đến Metaverse đã hạ nhiệt một chút. Sự suy giảm của Metaverse được phản ánh trong khối lượng giao dịch hàng tháng trên các các nền tảng metaverse phổ biến. Theo đó, khối lượng giao dịch đã giảm 96% từ mức ATH là 49,2 triệu USD trong tháng 1 xuống mức thấp nhất của năm nay chỉ còn 2 triệu USD vào tháng 11, kéo theo đó là giá trị vốn hóa thị trường và giá trị vốn hóa pha loãng tụt giảm trầm trọng.

Khối lượng giao dịch trên các nền tảng Metaverse phổ biến đã giảm khi thị trường đi xuống

Theo Statista, quy mô thị trường của Metaverse đạt 38,5 tỷ USD vào năm 2021 và 47,48 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến sẽ đạt 678,8 tỷ USD vào năm 2030. Mối quan tâm gần đây đối với VR và Metaverse đã tăng lên khi Facebook đổi tên thành Meta vào cuối năm 2021. Trong năm 2023 công nghệ VR được kỳ vọng sẽ mang lại trải nghiệm sống động hơn cho các nền kinh tế kỹ thuật số trong Metaverse và tạo được ảnh hưởng với các tài sản mã hóa bao gồm NFT và Crypto. 

Tuy vậy thì các dự án Web3 Metaverse vẫn chưa chứng tỏ được mình có trải nghiệm vượt trội so với các dự án Web2 thế hệ cũ (ví dụ: Roblox và Minecraft). Nếu như các dự án Metaverse cố gắng hợp tác với nhiều thương hiệu Web2 và Web3 để mang lại trải nghiệm thú vị và tích hợp nhiều tính năng hơn thì Web3 Metaverse mới được áp dụng rộng rãi hơn. Các cơ chế liên quan đến quyền sở hữu, nguồn cung các tài sản như đất đai, nhà cửa, sản phẩm nghệ thuật trong thế giới Metaverse cũng sẽ sớm được điều chỉnh, qua đó giúp nền kinh tế Metaverse phát triển bền vững và thu hút người tham gia nhiều hơn. Có thể nói đối với Metaverse, ngành công nghiệp này vẫn mới chỉ bắt đầu mà thôi.

Xu hướng Layer-2 - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

Layer-2

Tăng trưởng ở Layer 2 chậm lại vào đầu năm 2022 đã khiến các giao thức Layer 2 đã phải cố gắng thu hút người dùng và thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi cách. Cuộc chiến cạnh tranh giữa các nền tảng Layer 2 hàng đầu hiện nay như Polygon, Arbitrum, Optimism, Starknet, zksync… đã thực sự thổi bùng lên làn gió mới cho thị trường Crypto vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề của nhiều sự kiện tiêu cực trong năm 2022. 

Optimism là dự án đầu tiên phát hành token trong số những dự án Layer 2 mới nổi và đóng vai trò là hình mẫu cho những dự án khác. Sau đó đến lượt StarkWare đã phát hành thông tin chi tiết về kế hoạch phát hành token cùng với các cơ sở ứng dụng liên quan. Cho đến hiện tại thì chỉ còn ZkSync cùng Arbitrum là chưa ra mắt token và sẽ có thể tạo nên những cơn sóng với quy mô lớn trong năm 2023. Trong khi zkSync đã ra thông báo các tài liệu chính thức về ZkSync Mainnet 2.0 thì Arbitrum cũng không thể phớt lờ việc ra mắt token của mình sau khi đã có những màn trình diễn ấn tượng về hiệu suất hoạt động trong năm 2022.

Các giao thức Layer 2 cũng dành nhiều không gian để cải thiện trải nghiệm và hiệu suất của người dùng. Khi các chiến lược thu hút người dùng được tiến hành, chẳng hạn như phát hành token hoặc tổ chức chương trình retroactive, mạng lưới sẽ được hưởng lợi khi có thể tạo được niềm tin của thị trường đồng thời tiện tay thực hiện các bài kiểm tra stress test giúp dự án phát triển bền vững.

Xu hướng DeFi - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

DeFi

Khái niệm Real Yield (lợi nhuận thực) đang bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Việc thu hút dòng tiền trở lại DeFi là rất quan trọng và Real Yield có thể sẽ là xu hướng nổi bật của lĩnh vực này trong những năm tới.

Trong tài chính truyền thống, Real Yield được đo lường bằng cách đem lợi tức danh nghĩa trừ đi lạm phát. Còn đối với DeFi, Real Yield trở thành lợi tức được tạo ra từ các hoạt động kinh tế và phí thu được từ các dịch vụ do giao thức cung cấp. Trong mô hình này, lợi nhuận của người dùng được chia sẻ thông qua việc stake hoặc khóa token, với một điểm khác biệt so với DeFi 1.0 là các nguồn thu này đến từ các tài sản Crypto bluechip như ETH, BTC… và stablecoin, giúp đảm bảo nguồn thu giữ giá trị theo thời gian, không bị mất giá quá nhiều giống như các token quản trị trong các giao thức DeFi thế hệ cũ khác. 

Trong năm 2022 đã có những giao thức khởi đầu với real yield khá thành công, nổi bật trong số đó là những dự án thuộc mảng phái sinh trong hệ sinh thái Arbitrum. Tuy nhiên cũng đừng quên các giao thức thuộc thế hệ DeFi 1.0, vì chỉ cần dự án đó có định hướng phát triển và nâng cấp được cơ chế tạo nguồn thu một cách bền vững thì cũng rất đáng để chờ đợi. Real Yield sẽ giúp người dùng có cái nhìn tích cực trở lại với DeFi cũng như là chất xúc tác tạo ra giá trị lâu dài cho người dùng DeFi cũng như nhà đầu tư Crypto.

Real Yield giải quyết các vấn đề quan trọng như:

  • Tạo ra giá trị thật, giúp doanh thu của dự án bền vững hơn và có thể được chia sẻ thông qua các tài sản bluechip hoặc stablecoin.
  • Mô hình phù hợp đi đường dài, tạo sự phát triển bền vững
  • Giảm thiểu rủi ro impermanent loss (mất mát vô thường), tăng hiệu quả sử dụng vốn
  • Tăng cường phi tập trung thông qua DAO


Về cơ bản, chúng ta cần hiểu real yield chỉ được tạo ra thực sự khi và chỉ khi dự án đó tạo được đa dạng nguồn doanh thu, một phần lớn trong đó đến từ phí của người dùng trả để sử dụng một sản phẩm, tính năng nào đó của dự án, qua đó mới có thể tạo nên dòng tiền bền vững và lâu dài cho dự án đó. Dự án đó cũng phải có cơ chế tạo ra giá trị cho người dùng hoặc người stake token lâu dài và chi phí hoạt động cần phải thấp hơn doanh thu nói chung để có phần lợi nhuận duy trì dự án.

Trong năm 2022 đã có những giao thức khởi đầu với real yield khá thành công, nổi bật trong số đó là những dự án thuộc mảng phái sinh trong hệ sinh thái Arbitrum. Tuy nhiên cũng đừng quên các giao thức thuộc thế hệ DeFi 1.0, vì chỉ cần dự án đó có định hướng phát triển và nâng cấp được cơ chế tạo nguồn thu một cách bền vững thì cũng rất đáng để chờ đợi. Real Yield sẽ giúp người dùng có cái nhìn tích cực trở lại với DeFi cũng như là chất xúc tác tạo ra giá trị lâu dài cho người dùng DeFi cũng như nhà đầu tư Crypto.

Sau sự kiện gây chấn động của FTX, các nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch dần từ các CEX sang DEX. Sàn giao dịch tập trung (CEX) là một loại sàn giao dịch cho phép người dùng mua và bán tài sản mã hóa thông qua cơ chế quản lý tập trung. Mặt khác, sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là một loại sàn giao dịch cho phép người dùng giao dịch tài sản mã hóa trực tiếp với nhau, cũng như được tự mình quản lý tài sản của mình mà không bị kiểm soát bởi một cơ quan quản lý nào cả. Khối lượng giao dịch từ trên các DEX đã có sự biến chuyển đáng kể khi hàng loạt các sự cố của các sàn CEX xuất hiện vào cuối năm 2022.

Khái niệm “Không phải private key của bạn, không phải Crypto của bạn” là một khẩu hiệu được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng Crypto nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự quản lý và giảm thiểu rủi ro khi ủy thác tiền của bạn cho bên thứ ba. Bằng cách sử dụng DEX hoặc nền tảng DeFi khác, người dùng giữ quyền kiểm soát tài sản của chính họ, qua đó giảm thiểu rủi ro liên quan đến các sàn giao dịch tập trung.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các sàn giao dịch phi tập trung và nền tảng DeFi không phải không có rủi ro và thách thức riêng. Mặc dù chúng có thể cung cấp khả năng kiểm soát và bảo mật cao hơn cho người dùng, nhưng các nền tảng này cũng yêu cầu trình độ kiến thức kỹ thuật cao hơn và cách sử dụng phức tạp hơn so với các sàn giao dịch tập trung. Nếu sơ suất, bạn vẫn có khả năng mất tài sản như thường. 

Xu hướng Liquid Staking - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

Liquid Staking

Cơ chế đồng thuận PoS (Proof-of-Stake) đã trở thành một cơ chế phổ biến hàng đầu cho các Blockchain phi tập trung sau sự kiện The Merge thành công của Ethereum. Các trình xác thực trong các Blockchain PoS stake các token gốc để tham gia vào quá trình xác thực mạng lưới và đổi lại họ nhận được những token làm phần thưởng cho quá trình này. Các Liquid Staking Protocol cho phép các tài sản được staking có thể mua bán và thanh khoản được trên những thị trường khác, đồng thời có thể sử dụng các tài sản tổng hợp để tham gia vào các hoạt động khác của Crypto. 

Ngoài Ethereum ra, trong năm 2023 rất có thể liquid staking sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở các hệ sinh thái khác. Các giao thức liquid staking đáng chú ý khác ngoài Lido Finance trên hệ Ethereum như Benqi trên Avalanche, ANKR trên BNB Chain và Folks trên Algorand, tất cả đều có mức TVL không dưới 30 triệu USD. Bên cạnh đó, hình thức đấu giá parachain của hệ sinh thái Polkadot cũng là một mảng tiềm năng có thể ứng dụng Liquid Staking. 

Các dự án Liquid Staking của các hệ sinh thái phát triển ngày một nhiều và dần trở thành một mảnh ghép quan trọng trong các nền tảng hàng đầu. Cơ hội dành cho các nhà đầu tư Crypto nhạy bén vẫn còn rất lớn và năm 2023 có thể là thời điểm bắt đầu tuyệt vời.

Xu hướng ZKP - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

Zero-knowledge Proof

Zero-knowledge Proof (ZKP) là một công nghệ mật mã học giúp xác nhận tính đầy đủ và đúng đắn của dữ liệu mà không cần tiết lộ những thông tin quan trọng. Công nghệ ZKP được sử dụng để mở rộng thông lượng và tăng khả năng mở rộng cho các kiến trúc Blockchain khác nhau và được ứng dụng bằng nhiều giải pháp công nghệ bổ trợ khác nhau.

Trong khi đó Rollup là một giải pháp hứa hẹn trong việc mở rộng off-chain và việc ứng dụng công nghệ ZKP tạo nên zkRollup là giải pháp thực sự để nhân rộng Ethereum. Việc hợp nhất The Merge là quá trình phải xảy ra để cải thiện mặt hiệu suất và khả năng tương thích đồng thời cắt giảm chi phí. Công nghệ zkRollup sẽ cho phép tổng hợp một số lượng các giao dịch và các khối Rollup, tạo ra các bằng chứng xác nhận cho khối off-chain. Cụ thể hơn là các hợp đồng thông minh (smart contract) trên mạng lưới Ethereum sẽ xác nhận các bằng chứng giao dịch (proof) mà không cần thực hiện lại các giao dịch, qua đó giúp tiết kiệm phí gas đáng kể. Chúng ta có thể so sánh zkRollup với các công nghệ khác thông qua bảng dưới đây:

Việc ứng dụng công nghệ ZKP tạo nên zkRollup là giải pháp thực sự để nhân rộng Ethereum

Chúng ta vẫn cần nhiều thời gian hơn để công nghệ ZKP và Rollup thực sự tăng tốc, nhưng trên góc nhìn lạc quan thì các dự án hiện tại hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu vận hành cơ bản và đó là tiền đề cho việc mở rộng áp dụng đại trà trong tương lai.

Pháp lý - Xu hướng thị trường Crypto năm 2023

Pháp lý

Về mặt triển khai các khung pháp lý, hơn 42 quốc gia và khu vực có chủ quyền trên thế giới đã áp dụng 105 biện pháp quản lý và hướng dẫn quản trị cho ngành công nghiệp tiền mã hóa trong năm nay; những chính sách tích cực chiếm 36% trên tổng số, tăng mạnh so với năm ngoái. Khung pháp lý toàn diện cho ngành Crypto nằm trong chương trình nghị sự ở hầu hết các quốc gia, trong đó quy định về CEX đang được thắt chặt và có thể được tích hợp vào hệ thống.

Dưa trên các hành động và tình hình của các CEX, cơ quan quản lý có thể yêu cầu CEX phải công khai bằng chứng dự trữ theo định kỳ hoặc đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về số tiền dự phòng; nhìn chung, các quy định về CEX sẽ trở nên cụ thể và chi tiết hơn.

Tại nước Mỹ vào tháng 3 – 2022, tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh Hành pháp về đảm bảo Trách nhiệm & Phát triển Tài sản Kỹ thuật số, đây được xem như là hành động đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ để giải quyết các rủi ro và khai thác các lợi ích tiềm năng của tài sản kỹ thuật số và công nghệ Blockchain. Vào tháng 10, các nhà lập pháp EU đã thông qua dự luật Quy định về thị trường tài sản tiền mã hóa (MiCA), sẽ có hiệu lực vào năm 2024. Khung pháp lý liên quan đến tiền mã hóa do Hoa Kỳ và EU đưa ra sẽ có một tác động rất lớn đến thị trường Crypto toàn cầu. 

Nhận định chung

Năm 2022 chứng kiến rất nhiều sự kiện lớn, ảnh hưởng không chỉ đến thị trường Crypto mà còn là toàn bộ hệ thống tài chính, thị trường tài chính toàn cầu. Tiêu biểu nhất là bất ổn địa chính trị thế giới khi đại dịch covid vẫn còn kéo dài nhưng lại thêm chiến tranh dai dẳng giữa Nga và Ukraine, gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng lương thực và năng lượng trên toàn thế giới. 

Về vĩ mô

Sau khi điểm lại các sự kiện chính đã diễn ra trong năm nay thì mọi thứ hiện tại đều quy về động thái tiếp theo của FED. FED sẽ hành động dựa trên số liệu lạm phát. Tất nhiên số liệu này không chỉ phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ mà nó còn bị chi phối bởi các nền kinh tế khác.

Một khi chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa quyết định của FED và chu kỳ thanh khoản thì câu hỏi đặt ra là khi nào FED sẽ xoay trục, nới lỏng định lượng và giảm lãi suất để dòng tiền đổ vào thị trường, khiến tài sản tăng giá.

Trong bài phát biểu gần nhất, FED đã nhấn mạnh khoảng cách giữa lãi suất hiện tại và lãi suất ước tính đã không còn xa (4,5% so với 5,1%). FED cũng không quan tâm sẽ tăng lãi suất bao nhiêu mỗi lần nữa, mà đã chuyển mối quan tâm sang giữ mức lãi suất cao trong bao lâu. Đặc biệt, FED cho rằng không có lý do gì để giảm lãi suất vào năm sau, khi vẫn chưa đạt được mục tiêu trong kiềm chế lạm phát, mà phải đến năm 2024 mới bắt đầu xem xét lãi suất

Thông điệp đã rất rõ ràng: Để đưa lạm phát về mức mục tiêu, FED chấp nhận rủi ro để nền kinh tế rơi vào suy thoái trong năm 2023. Nói cách khác thị trường trong năm 2023 sẽ khó có cơ hội để dòng tiền đổ vào. Bởi vậy, các lớp tài sản rủi ro, trong đó có Crypto, được cho là chưa thể có đất diễn trong năm tới. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những khoảng thời gian như lúc này để tích lũy tài sản và quản trị vốn thật chặt. Khi FED xoay trục, và tình hình vĩ mô sáng sủa hơn sẽ là lúc chúng ta tận hưởng quả ngọt. 

 

Về on-chain

Khối lượng giao dịch đã sụt giảm rất nhiều so với thời kỳ hưng phấn của thị trường. Cụ thể, khối lượng hợp đồng mở của thị trường lương lai giảm gần 60%, và khối lượng giao dịch của thị trường giao ngay giảm đến 95%. Doanh thu của thợ đào cũng đã giảm gấp 3 lần so với đầu năm. Các chỉ số khác cũng ủng hộ cho kịch bản ảm đạm của thị trường trong năm 2023. 

Ngoài ra, các chỉ số on-chain nhìn chung cũng chỉ là những chỉ báo đơn lẻ, nên chúng ta vẫn cần một chỉ báo toàn diện hơn để có thể theo dõi một cách chính xác nhất. Và đó chính là Bộ 22 chỉ báo dò đỉnh-đáy độc quyền của CIC. Đây là bộ công cụ được CIC thiết kế, kết hợp bởi rất nhiều các chỉ báo khác nhau dựa trên nhiều khía cạnh của thị trường.

Hiện tại đã có 9 chỉ báo đáy được kích hoạt, nghĩa là chúng ta đang ở rất gần đáy của chu kỳ này. Do đó, nếu BTC có thêm một đợt giảm sâu thì rất có thể sẽ có thêm một chỉ báo đáy khác xuất hiện để nâng tổng số chỉ báo đáy lên 10. Kết hợp với những chỉ báo ở trên thì nhiều khả năng chỉ báo đáy thứ 10 sẽ xuất hiện vào quý 1 hoặc quý 2 năm sau

Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng  có thể chỉ báo thứ 10 sẽ không xuất hiện mặc dù giá vẫn di chuyển xuống những vùng thấp hơn, lý do là giá giảm nhưng không đủ thấp để kích hoạt chỉ báo thứ 10. Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần có những chiến lược vào vốn hợp lý để có thể tích lũy thêm được nhiều Bitcoin.

Bạn cũng không nên mong đợi rằng khi chạm đáy, thị trường sẽ bật tăng trưởng lại ngay, vì lịch sử cho thấy thị trường sẽ đi ngang rất lâu ở vùng đáy (từ 1 đến 2 năm) để rũ bỏ hết những “tay chơi” thiếu kiên nhẫn. Điều này đồng nghĩa với việc năm 2023 sẽ là một năm chậm chạp. Dự báo này cũng tương quan với các phân tích vĩ mô của CIC phía trên, khi mà dòng tiền trên hầu hết các quốc gia lớn hiện đang bị siết chặt bởi lãi suất tăng cao, suy thoái kinh tế chực chờ, dẫn đến không có nguồn vốn lớn đổ vào thị trường. 

Bạn cũng cần hiểu rằng một nhà đầu tư Crypto thành công không phải là người mua ngay giá đáy và bán ngay giá đỉnh, trên thực tế cũng không ai làm được điều này, mà là có kỹ năng quản lý vốn tốt, vào vốn ở vùng giá thấp và chốt lời ở vùng giá cao. Các chỉ báo on-chain lẫn mô hình dự báo của CIC đang chỉ ra rằng chúng ta đang ở vùng đáy, vì vậy chúng ta cần tích lũy thêm BTC cũng như những altcoin khác theo đúng chiến lược để sẵn sàng chờ đón mùa tăng trưởng mới.

 

Xu hướng mới

Như bạn đã biết, thị trường Crypto là một thị trường thiên về công nghệ và nếu đã là công nghệ thì “người chơi” sẽ rất nhanh chán những sản phẩm cũ. Nếu như đợt tăng trưởng của chu kỳ trước được dẫn dắt bởi các xu hướng chính là Defi, Gamefi và NFT, thì năm 2023 sẽ có 8 xu hướng sau đây dần nổi lên, và được dự đoán sẽ là những xu hướng dẫn dắt thị trường trong đợt tăng trưởng kế tiếp:

  • SocialFi: viết tắt của Social Finance, kết hợp giữa mạng xã hội và lĩnh vực tài chính phi tập trung.
  • NFT: NFT là một lĩnh vực đã được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng rất lớn ngay từ khi chỉ mới bắt đầu bằng những khái niệm sơ khai và nó vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
  • Metaverse: một thế giới trực tuyến bao gồm nhiều không gian ảo nơi mọi người có thể kết nối, gặp gỡ, giao lưu, vui chơi và làm việc cùng nhau nhiều như họ có thể làm trong thế giới thực.
  • Layer 2: layer 2 được sinh ra với mục đích để khắc phục khả năng mở rộng của Ethereum. Dù mới chỉ ở giai đoạn rất sớm, nhưng Layer 2 đã chứng minh được sức hút của mình khi thu hút được rất nhiều nhà đầu tư lớn.
  • Xu hướng mới của DeFi: Defi sẽ không chỉ dừng lại sau đợt tăng trưởng gần đây mà sẽ còn tiếp tục phát triển thông qua những sản phẩm mới. Trong đó, khái niệm Real Yield (lợi nhuận thực) đang bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Việc thu hút dòng tiền trở lại DeFi là rất quan trọng và Real Yield có thể sẽ là xu hướng nổi bật của lĩnh vực này.
  • Liquid Staking: các Liquid Staking Protocol cho phép các tài sản được staking có thể mua bán và thanh khoản được trên những thị trường khác, đồng thời có thể sử dụng các tài sản tổng hợp để tham gia vào các hoạt động khác của Crypto.
  • Rollup và công nghệ ZKP: một công nghệ mật mã học giúp xác nhận tính đầy đủ và đúng đắn của dữ liệu mà không cần tiết lộ những thông tin quan trọng.
  • Thắt chặt quy định từ cơ quan có thẩm quyền: đây không hẳn là xu hướng của thị trường mà là xu hướng đến từ các chính phủ. Các sự kiện chấn động theo hướng tiêu cực xảy ra liên tục, gây nhiều mất mát cho các nhà đầu tư đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khẩn cấp cho các nhà cầm quyền. Việc thắt chặt quy định quản lý đến từ các cơ quan chính phủ là việc sẽ phải xảy ra và điều này chắc chắn sẽ góp phần giúp thị trường trong sạch và lành mạnh hơn.


Những xu hướng mới này sẽ dần thu hút thêm nhiều “tay chơi” đến với thị trường, tạo nên mùa tăng trưởng kế tiếp. Nếu bạn đã ở đủ lâu trong thị trường, bạn chắc đã từng nghe qua câu “Trend is friend” (xu hướng là bạn). Nhà đầu tư nào có thể mở rộng tầm nhìn và nhanh chóng nắm bắt các xu hướng phát triển quan trọng của ngành thì chắc chắn cơ hội và phần thưởng sẽ là rất lớn vì thuận theo chiều gió và tận dụng được vị thế của mình.

Lời kết

Mặc dù vẫn có vài điểm sáng như bước tiến ấn tượng của Ethereum thông qua sự kiện The Mergecắt giảm mức sử dụng năng lượng của Ethereum khoảng 99,95%, giúp quá trình khai thác tiền mã hóa tránh khỏi các tranh cãi về ô nhiễm môi trường, hay sự kiện các quốc gia hợp thức hóa Bitcoin, trong đó có thể kể đến như El Salvador, Ukraine, Cuba, Đức, Mexico, Mauritius, Brazil; nhưng tình hình vĩ mô có nhiều diễn biến phức tạp và khôn lường, đồng thời những sự kiện chấn động liên tục xảy ra trong thị trường, từ vụ sụp đổ của Luna cho đến sự kiện phá sản của sàn FTX và gần đây nhất là những nghi vấn về tài sản lưu trữ của sàn Binance, tất cả thực sự đã khiến cho năm 2022 trở thành một năm khó quên đối với nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, những khó khăn hay bất ngờ trong cuộc sống thì chẳng bao giờ ngừng lại, mà điều quan trọng là qua những khó khăn đó, chúng ta nhận thấy mình được trưởng thành hơn và biết sẵn sàng hơn với những điều không chắc chắn. Tương tự với Bitcoin, sau biết bao vùi dập và bị phán án tử không thương tiếc thì Bitcoin vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, và có lẽ giai đoạn 2022 là một cột mốc chuẩn bị để đánh dấu sự trưởng thành kế tiếp, tựa như Thánh Gióng với sức mạnh vũ bão. Những xu hướng mới đầy hấp dẫn của thị trường cũng đang dần được hình thành.

Khi mà những nhà đầu tư Crypto ngoài kia đang cực kỳ chán nản vì thị trường ảm đạm hay thậm chí là thua lỗ nặng nề, thì do đủ duyên, bạn được CIC cập nhật những xu hướng mới để có thể đi tắt đón đầu, vào vốn dần top coin và những mã “thuận theo xu hướng” khi có đến 9/10 chỉ báo đáy đã được kích hoạt.

Bạn đã có một năm chinh chiến cật lực với tài khoản đầu tư của mình, vậy thì giờ chắc cũng là lúc nên tạm gác lại những mối quan tâm về đầu tư, dành thời gian hoàn tất những công việc cuối năm, và quan trọng nhất là dành thời gian cho những người thương yêu của mình khi Tết Nguyên Đán đã đến rất cận kề. Nghỉ ngơi nạp năng lượng cũng là một bước rất quan trọng trong quá trình đầu tư để có thể đưa ra được những quyết định hiệu quả nhất.

Chúc bạn những ngày đầu năm ấm áp bên gia đình, người thương và có một năm 2023 “săn mồi” đầy thú vị, tích lũy được những mã có tiềm năng tăng trưởng cao cho mùa uptrend kế tiếp.

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.