Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Giá tiền mã hóa Bitcoin tăng trưởng sau khi FED tăng lãi suất 0,75%

tong-hop-tien-ma-hoa-feature-image-188

Giá tiền mã hóa Bitcoin tăng trưởng sau khi FED tăng lãi suất 0,75%

Thị trường tài chính toàn cầu hiện đang tập trung sự chú ý vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% vào ngày 15/06, mức tăng lớn nhất trong 28 năm. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh FED đang nỗ lực để giảm tỷ lệ lạm phát cao nhất trong hơn 4 thập kỷ. 

Dữ liệu từ Cointelegraph Markets Pro và TradingView cho thấy Bitcoin (BTC) và thị trường tiền mã hóa phải chịu những tác động tiêu cực vào ngày 15/06 khi tin đồn về sự sụp đổ có thể xảy ra của Three Arrows Capital (3AC) lan truyền khắp thị trường.

Sau thông báo từ Chủ tịch FED Jerome Powell rằng sẽ có một đợt tăng 75 điểm cơ bản, giá Bitcoin đã tăng vọt một thời gian ngắn lên $22.520 trước khi kéo trở lại mức $21.500.

tong-hop-tien-ma-hoa-188

Những dự đoán về khả năng tăng 100 điểm cơ bản và kỳ vọng từ cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) ngày 15/06 đã khiến thị trường Altcoin có một đợt bơm giá, tuy chỉ trong thời gian ngắn ngủi, khi sau đó kỳ vọng trên không thành hiện thực.

Các thị trường tài chính truyền thống lại đang phản ứng tích cực với thông báo này. Chỉ số S&P 500, Dow Jones và NASDAQ đều cho thấy những phản ứng giá tích cực. Tuy nhiên, các nhà giao dịch hiện vẫn còn đang thận trọng quan sát hoạt động của thị trường vào giờ đóng cửa hằng ngày và giờ mở cửa vào ngày mai.

Ngay sau khi Powell công bố mức tăng 75 điểm cơ bản, các dự đoán về thời điểm FED bắt đầu cắt giảm lãi suất được đưa ra với nhiều ý kiến đồng thuận rằng nó sẽ bắt đầu vào năm 2024.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng lãi suất là do lạm phát tăng vọt, với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự đoán của các nhà phân tích. Một số nhà phân tích đã bắt đầu suy đoán rằng lý do FED tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 28 năm là một phần của nỗ lực giảm thiểu tăng trưởng lạm phát trong tương lai nếu tình hình nền kinh tế tiếp tục xấu đi.

Nhìn chung, quyết định tăng lãi suất của FED đã được dự đoán từ trước là gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Và giá của thị trường tiền mã hóa vẫn ổn định từ lúc đưa ra thông báo cho đến thời điểm hiện tại. Vốn hóa thị trường tiền mã hóa tổng thể hiện đang là 931 tỷ đô la và tỷ lệ thống trị của Bitcoin là 44,5%.

Tiền mã hóa có thể sẽ được sử dụng hợp pháp

Việc chấp nhận tiền mã hóa trên toàn thế giới đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Dữ liệu mới cho thấy có 4 trên tổng số 5 tổ chức bán lẻ của Mỹ đang mong đợi áp dụng các phương thức thanh toán bằng tiền mã hóa trong vòng 5 năm tới. Họ cũng tin rằng các nhà cung cấp sẽ chấp nhận thanh toán bằng cả tiền mã hóa và Stablecoin. Về tổng thể, dòng tiền mã hóa đổ vào các thị trường bán lẻ của Mỹ trong những năm tới nhận được sự kỳ vọng cao từ cả các tổ chức lẫn cá nhân.

Mới đây, Deloitte, một trong các Big4 ngành kiểm toán đã xuất bản một báo cáo có tiêu đề “Các bên bán hàng đã sẵn sàng cho tiền mã hóa”. Cuộc khảo sát đã lấy ý kiến của 2.000 CEO cấp cao tại các tổ chức bán lẻ của Mỹ từ ngày 03/12 – 16/12/2021.

“Gần 75% số người được khảo sát cho biết họ chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa hoặc Stablecoin trong vòng 24 tháng tới”.

tong-hop-tien-ma-hoa-189

Về phía các thương gia, có nhiều động cơ khác nhau khiến họ mong muốn áp dụng thanh toán bằng tiền mã hóa. Với công nghệ ngày càng phát triển, họ tin rằng tiền mã hóa sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng, đồng thời giúp tăng cơ sở khách hàng và mang lại cho thương hiệu của mình “một lợi thế lớn”.

Hầu hết người bán đồng ý rằng việc các tổ chức chấp nhận thanh toán bằng tài sản mã hóa sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh. Họ cũng tin rằng tiền mã hóa sẽ trở thành phương tiện thanh toán hợp pháp trong thập kỷ tới.

Theo một tweet của Santiment, các đồng tiền mã hóa lớn như Bitcoin và Ethereum không cho thấy bất kỳ chuyển động lớn nào trong tuần đầu tiên của tháng 6. Bên cạnh đó, hầu hết các Altcoin đều hoạt động kém hiệu quả trong tuần này, với một vài ngoại lệ. Đó chính là ADA và LINK khi chúng đã mang lại lợi nhuận cao trong tuần trước. Công bằng mà nói, giá của tiền mã hóa trong tuần trước đã đi theo những chiều hướng khác nhau.

Goldman Sachs bắt đầu giao dịch sản phẩm phái sinh liên kết với Ethereum

Khi chứng kiến dòng tiền tổ chức gia nhập thị trường vào năm 2021, Goldman Sachs đã khởi chạy lại các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa của mình, với cốt lõi là tập trung vào các sản phẩm phái sinh gắn liền với tiền mã hóa như Bitcoin.

Với tiền đề đó, Goldman Sachs đã bắt đầu một sản phẩm phái sinh liên quan đến giá ETH, dành cho trường hợp thị trường rơi vào hỗn loạn. Động thái này đã hiện thực hóa triển vọng về một sản phẩm phái sinh liên kết với ETH được công ty đề xuất lần đầu tiên vào tháng 06/2021.

Đây là loại giao dịch tiền mã hóa không thể chuyển tiếp, không thể giao sau (NDF), không cần giao dịch tại quầy (OTC) đầu tiên của Goldman trên Ethereum, theo một tuyên bố được công bố vào ngày 13/06, với đơn vị Marex đóng vai trò là đối tác. Giao dịch được tổ chức bởi Marex Solutions, bộ phận giải pháp đầu tư và bảo hiểm rủi ro của Marex.

NDF là một hợp đồng phái sinh cho phép chủ sở hữu tiếp cận với một tài sản mà không cần thật sự sở hữu nó. Khoản thanh toán sẽ được thanh toán bằng tiền mặt tại thời điểm thanh toán, phụ thuộc vào giá ETH.

Hành động của Goldman thể hiện sự quan tâm của họ đối với tiền mã hóa vào thời điểm thị trường vẫn đang quay cuồng với sự sụp đổ của Stablecoin TerraUSD (UST) và triển vọng kinh tế vĩ mô ảm đạm.

tong-hop-tien-ma-hoa-190

Các ngân hàng và tổ chức tài chính quan trọng khác đang hình thành những nhóm làm việc và quầy giao dịch tiền mã hóa nội bộ, cũng như phát triển các quỹ trong tương lai. Ví dụ, kiểm toán viên & nhà cung cấp dịch vụ lưu ký đã cung cấp dịch vụ và đang hướng tới việc mở rộng. Các công ty thanh toán lớn của ngành tài chính truyền thống cũng đang rất chủ động trong việc bắt kịp xu hướng. Cụ thể trong quý gần nhất, mức sử dụng thẻ tín dụng liên kết tiền mã hóa (được liên kết với 65 đối tác ví) của VISA là 2,5 tỷ đô la.

Thách thức lớn nhất mà lĩnh vực tiền mã hóa đang đối mặt là cần có những quy định chặt chẽ về mặt pháp lý để giảm thiểu rủi ro vi phạm và giúp loại tài sản này được chấp nhận nhiều hơn. Sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đã nêu bật cách phối hợp của các cơ quan chính phủ, hướng đến mục tiêu xây dựng các bộ quy định chắc chắn về tài sản mã hóa trong tương lai.

Cơ quan quản lý tài chính của Anh cũng đã chỉ ra rằng quy định về tiền mã hóa cần và phải được thắt chặt. Trong khi đó, các chính trị gia châu Âu vừa thông qua một dự luật quy định tất cả các giao dịch tiền mã hóa ẩn danh là bất hợp pháp. Động thái này dấy lên lo ngại từ phía các nhà đầu tư về việc cản trở quyền riêng tư và sự đổi mới.

Jack Dorsey giới thiệu Web5: web phi tập trung dựa trên Bitcoin

Jack Dorsey, cựu CEO của Twitter và CEO hiện tại của The Block, mới đây đã trình bày sáng kiến thú vị về một web phi tập trung dựa trên Bitcoin – Web5. Dự án có tên là TBD, được mô tả là sẽ tạo ra một kiểu tương tác mới trên Internet. TBD đã xuất bản một tài liệu giải thích cách hoạt động của Web5.0.

Dorsey là một người ngưỡng mộ Bitcoin. Ông cho rằng hành trình tạo dựng giá trị mới này không chỉ dành cho những người tham gia hệ sinh thái tiền mã hóa mà còn là cho một xã hội tương tác trên môi trường internet. “Đây có thể sẽ là đóng góp quan trọng nhất của chúng tôi cho Internet”.

Web5 dựa trên giả thuyết rằng Web3 dự định tạo ra một web phi tập trung bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain và vật trung gian trao đổi giá trị là tiền mã hóa. Tuy là một ý tưởng đúng đắn nhưng Web3 lại đang được sử dụng sai so với mục đích ban đầu.

Trong khi đó, Web5 hướng tới mục đích sử dụng công nghệ Blockchain đang được sử dụng cho đồng Bitcoin. Kế hoạch này nhằm giảm thiểu hiện tượng double-spending trong lĩnh vực tiền mã hóa nhằm đẩy nhanh mục tiêu biến Bitcoin thành một mạng lưới thanh toán ngang hàng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Web5 của TBD cũng sẽ bao gồm các công nghệ thiết yếu khác, chẳng hạn như số nhận dạng phi tập trung (Decentralized Identify – DID), nodes web phi tập trung (Decentralized Web Node – DWN), dịch vụ nhận dạng tự chủ (Self-sovereign Identities – SSIs) và bộ phát triển phần mềm nhận dạng tự chủ (SSI- SDK).

tong hop tien ma hoa 191

Về mục tiêu kỹ thuật, các thành phần tổng hợp trên được kỳ vọng sẽ cho phép các nhà phát triển tập trung hoàn toàn vào tối ưu trải nghiệm người dùng. Bởi vì danh tính phi tập trung đã là một phần nội tại của Web5 giúp lưu trữ dữ liệu trong các ứng dụng.

Mục đích cuối cùng của Web5 là trả lại quyền sở hữu kỹ thuật số và quyền lực đối với danh tính kỹ thuật số, bao gồm dữ liệu liên quan cá nhân, tất cả đều thông qua các công cụ phi tập trung.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn phải xem liệu các giá trị mà Dorsey kỳ vọng về TBD có được hiện thực hóa trong hành trình mang đến những điều tốt đẹp cho người dùng Internet hay không. Nhưng dù sao, lý tưởng giúp con người làm chủ vận mệnh của chính mình trong thời đại kỹ thuật số vẫn là một điều đáng trân trọng!

Lacoste tiến vào hệ sinh thái Web3 với dự án UNDW3

Lacoste đã có màn chào sân hệ sinh thái Web3 với sự ra mắt của dự án UNDW3, theo thông cáo báo chí. Với động thái này, thương hiệu thời trang xa xỉ hy vọng mức độ nhìn nhận về thời trang – thể thao trong cộng đồng người dùng và khách hàng của họ sẽ được nâng cao.

Theo thông cáo báo chí, UNDW3 cho phép các thành viên trong cộng đồng Lacoste sở hữu thương hiệu một cách sáng tạo. Lacoste cũng đã ra mắt máy chủ Discord của họ vào ngày 06/06. Đây sẽ là kênh đăng tải các thông tin, thông báo mới nhất cho các thành viên trong cộng đồng về những phát triển của dự án vũ trụ Web3 của Lacoste. Số lượng đăng ký kênh đã đạt hơn 30.000 người trong vòng 48 giờ đầu tiên.

Lacoste dự định tung ra bộ sưu tập NFT đầu tiên của mình, bao gồm 11.212 NFT, với mỗi NFT sẽ có giá 0,08 Ethereum (ETH), tương đương khoảng $100 – $120. NFTs sẽ có những hình ảnh độc đáo của con cá sấu Lacoste trồi lên từ mặt nước. Con số 11.212 NFT đại diện cho chiếc áo thun polo L1212 mang tính biểu tượng của thương hiệu, được tạo ra bởi founder René Lacoste.

tong-hop-tien-ma-hoa-192

Catherine Spindler, Giám đốc Thương hiệu của Lacoste, nói: “UNDW3 thể hiện mong muốn đồng hành cùng xu hướng phi tập trung do Web3 thúc đẩy. Đây cũng là minh chứng cho tham vọng của chúng tôi trong lĩnh vực này cũng như sức mạnh thương hiệu của Lacoste”.

Bằng cách nắm giữ Lacoste NFT, các nhà sưu tập sẽ có quyền truy cập vào vũ trụ Web3 của thương hiệu – một cộng đồng cộng tác lâu dài. Ngoài ra, các nhà sưu tập sẽ có thể tiếp cận một hệ sinh thái tiên phong cũng như các lợi ích kỹ thuật số và vật lý trong thế giới Lacoste.

Với việc gia nhập hệ sinh thái Web3, Lacoste đang theo đuổi sứ mệnh kết nối các cộng đồng và nền văn hóa khác nhau, thông qua việc tập hợp các NFT, người hâm mộ Lacoste và những người đam mê văn hóa đại chúng nói chung. Đáng chú ý, UNDW3 chỉ mới là bước khởi đầu của Lacoste vào hệ sinh thái Web3.

Lacoste là thương hiệu thời trang mới nhất tham gia vào hệ sinh thái Web3 thông qua UNDW3, sau những cái tên đình đám như Gucci, Louis Vuitton hay Philipp Plein, báo hiệu một trào lưu sẽ sớm bùng nổ trong ngành thời trang.

Thông tin được tổng hợp bởi CIC

Tin tổng hợp tuần 13 – 17/06/2022

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

Bắt đầu hành trình trở thành bậc thầy Crypto ngay hôm nay

Chúng tôi đã giúp hơn 3.000 thành viên đầu tư thành công với hơn 500 thành viên đạt cấp độ Crypto Master