Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

Nhìn lại 10 sự kiện tiền mã hóa nổi bật trong năm 2022

10 sự kiện tiền mã hóa 2022

Bản tin đặc biệt: Top 10 sự kiện tiền mã hóa của năm 2022

Crypto và xung đột Nga – Ukraine

Cuộc xung đột Nga – Ukraine làm ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống và Crypto cũng không ngoại lệ. Khi xung đột nổ ra, giá BTC chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, “bay nhảy” ngoài dự đoán thường thấy. Mức độ biến động của BTC trong thời gian này được ví như “tàu lượn siêu tốc”, kéo theo nhiều đợt thanh lý khủng trên các sàn giao dịch.

Điểm nhấn quan trọng hơn là tiền mã hóa được giới chức Ukraine lựa chọn trở thành phương thức kêu gọi quyên góp trên toàn thế giới. Từ khi Ukraine lập website quyên góp tiền mã hóa chính thức, rất nhiều người trong lẫn ngoài cộng đồng gửi từng đồng coin đến ủng hộ nước này. Ngay cả Vitalik Buterin cũng “âm thầm” quyên góp 5 triệu USD cho Ukraine.

Phá sản: Từ khóa của năm 2022

Three Arrows Capital, Voyager Digital, Celsius, FTX và BlockFi có điểm chung gì? Câu trả lời gói gọn trong 2 chữ: phá sản. Trong đó, vụ việc của FTX đã nhấn chìm cả không gian tiền mã hóa, gây ra vô vàn hệ lụy cho hàng ngàn cá nhân, tổ chức. Trước khi tuyên bố phá sản, đây đều là những cái tên máu mặt trên thị trường. 

Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng LUNA và UST, càn quét hàng tỷ USD vốn hóa của thị trường. Sau sự cố này, Do Kwon – nhà sáng lập Terraforms Labs – đã bị Interpol phát lệnh truy nã đỏ trên toàn cầu.  

Về mặt tích cực, có thể coi những sai lầm của người tiền nhiệm trong năm nay sẽ là bài học cho các công ty “sinh sau đẻ muộn” trong tương lai.

Three Arrows Capital, Voyager Digital, Celsius, FTX và BlockFi phá sản

2022: Năm của các vụ hack

Theo thống kê của Chainalysis, ít nhất 3 tỷ USD bị tổn thất trong các vụ hack Crypto xuyên suốt năm qua và đưa 2022 đạt kỷ lục về tổng giá trị thiệt hại từ các vụ tấn công tiền mã hóa. Mục tiêu thường xuyên bị nhắm đến nhất là mảng cross-chain của DeFi, nơi được xem như “long mạch” chuyển giao giữa các Blockchain nhưng cũng là một lỗ hổng lớn. 3 dự án bị tấn công trong tháng 10, gần 600 triệu USD thất thoát, chiếm 64% tổng thiệt hại cả năm.

Bạn có thể xem qua số liệu cụ thể và biểu đồ do Chainalysis thực hiện ở đây:

» Tổng quan các vụ hack tiền mã hóa năm 2022

Các công ty Crypto và làn sóng cắt giảm nhân sự

Làn sóng cắt giảm nhân sự không chỉ tác động tới các công ty truyền thống mà còn lan rộng đến không gian Crypto. Hàng loạt công ty có liên quan đến tiền mã hóa phải “thắt lưng buộc bụng”, dù là những cái tên đình đám nhất ngành như Coinbase, Robinhood, Gemini, OpenSea…

Bản án Tornado Cash

Trước đây đã có nhiều trường hợp các dự án Crypto phải đối mặt với giới chức quản lý, chẳng hạn như Ripple bị SEC kiện hay chính quyền New York chống lại Bitfinex-Tether. Tuy nhiên, vụ việc Mỹ liệt website Tornado Cash vào danh sách trừng phạt là trường hợp đầu tiên chúng ta chứng kiện việc đối chọi gay gắt giữa sự kiểm soát của chính phủ một nước với tinh thần đề cao phi tập trung và quyền riêng tư của tiền mã hóa.

Bản án Tornado Cash

Binance và tranh cãi về Proof-of-Reserves

Dù là người khởi xướng trào lưu Proof-of-Reserves để cứu vãn niềm tin vào các sàn CEX của người dùng, nhưng cũng bắt đầu từ đó Binance phải đối mặt với hàng loạt tranh cãi và FUD liên quan. Đơn vị chịu trách nhiệm xác minh Proof-of-Reserves của Binance là Mazars Group bất ngờ dừng cung cấp dịch vụ cho các sàn Crypto, đồng thời xóa kết quả kiểm toán trước đó khỏi website. Đỉnh điểm, đến Big4 kiểm toán cũng “từ chối” Binance.

Ethereum hoàn thành nâng cấp The Merge

Sự kiện được mong ngóng nhất trong cộng đồng Ethereum là The Merge đã chính thức hoàn thành vào ngày 15/09/2022. The Merge giúp cho Ethereum chuyển đổi từ PoW sang PoS, trở thành một Blockchain “rẻ” hơn cho tất cả. Việc loại bỏ các miner (thợ đào) giúp mạng sử dụng ít năng lượng hơn, vì vậy, phần thưởng cho các validator trên PoS cũng sẽ thấp hơn phần thưởng cho các miner. Điều này kết hợp với cơ chế đốt của EIP-1559 giúp tạo ra hiệu quả giảm phát cho ETH. 

Tuy nhiên sau cột mốc The Merge, Ethereum vẫn còn chặng đường dài phía trước.

Ethereum hoàn thành nâng cấp The Merge

Crypto “tung hứng” cùng CPI, lãi suất Mỹ

Trong năm 2022, chúng ta chứng kiến những lần giá BTC bay nhảy mỗi khi Mỹ công bố tin lạm phát hằng tháng, còn Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thì điều chỉnh lãi suất mỗi 2 tháng/lần. Từ đó, cộng đồng cũng chú ý nhiều hơn đến những diễn biến trên thị trường tài chính truyền thống.

Kỳ lân Việt Axie Infinity và một năm khó khăn

Tháng 03/2022, cầu nối Ronin bị hack 622 triệu USD, trở thành vụ tấn công Crypto nghiêm trọng nhất lịch sử. Axie Infinity đã phải dừng hoạt động cả cầu nối Ronin lẫn sàn DEX Katana đến tận 3 tháng. Tuy hậu quả đã được giải quyết nhưng Axie Infinity vẫn chìm sâu trong khó khăn khi lượng người chơi giảm mạnh kể từ lúc game áp dụng cơ chế kinh tế mới, loại bỏ phần thưởng SLP – vốn là động lực chính thu hút người dùng “cày game”.

Dù bổ sung tính năng staking cho token AXS và NFT đất đai (Land) nhưng giá AXS vẫn không thoát khỏi xu hướng chung của thị trường năm nay. Từ cái tên dẫn đầu xu hướng play to earn vào năm 2021, Axie Infinity gặp khó khi cả GameFi và NFT đều thoái trào.

Kỳ lân Việt Axie Infinity và một năm khó khăn

GameFi và play to earn là 2 xu hướng từng làm mưa làm gió thế giới tiền mã hóa năm 2021. Cùng với tình hình chung, chúng cũng gặp những khó khăn nhất định và giảm đi phần nào sức hút song bạn vẫn không nên bỏ qua 2 xu hướng này. Tìm hiểu kỹ hơn trong các bài viết sau:

» GameFi là gì? Tiềm năng và cơ hội đầu tư trong thị trường GameFi

» Thị trường Play to earn trong Crypto: Tiềm năng và hạn chế

“Giấc mộng” metaverse của Facebook

Trầm trọng hơn cả những khó khăn mà Axie phải đối mặt, mảng metaverse của Meta  (trước đây là Facebook) gần như đã không thể cứu vãn. Với việc lỗ đậm trong quý 3/2022 và đối mặt với khó khăn pháp lý, 2023 vẫn sẽ là một năm vô cùng gian nan đối với Meta khi tập đoàn này mới đây đã cắt giảm đến 11.000 việc làm, còn giá cổ phiếu thì “lao dốc” 65% chỉ sau một năm theo đuổi metaverse.

Mặc mùa đông ảm đạm, MicroStrategy vung tiền mua thêm Bitcoin

Tối ngày 28/12, công ty đầu tư MicroStrategy thông báo nối lại hoạt động mua Bitcoin sau quãng thời gian dài gián đoạn. Theo đó, trong quãng thời gian 01/11 – 24/12/2022, MicroStrategy đã mua thêm 2.500 BTC với chi phí là 44,6 triệu USD. Ngược lại, công ty thông báo với SEC là đã bán ra 46,4 triệu USD cổ phiếu MSTR cho các nhà đầu tư quan tâm, khả năng cao là để có tiền bù đắp lại cho lượng BTC đã mua.

Mặc mùa đông ảm đạm, MicroStrategy vung tiền mua thêm Bitcoin

Nói rõ hơn, trong giao dịch mới nhất, MicroStrategy đã mua 2.395 BTC từ ngày 01/11 đến 21/12, bán 704 BTC vào 22/12, trước khi mua lại 810 BTC vào ngày 24/12. Chưa rõ lý do cho việc mua và bán như vậy của MicroStrategy, nhất là khi BTC trong dịp Giáng sinh không có nhiều biến động. Song, công ty cho biết với SEC là sẽ tính mức lỗ từ hoạt động bán BTC vào báo cáo tài chính để được khấu trừ thuế.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, MicroStrategy đang nắm giữ đến 132.500 BTC, trị giá 4,03 tỷ USD. Tuy nhiên, với giá mua trung bình lên đến 30.397 USD, công ty đang lỗ đến hơn 45% giá trị đầu tư. Đây cũng là giao dịch mua Bitcoin mới nhất của công ty kể từ tận tháng 09/2022, thời điểm họ gia tăng vào kho BTC của mình thêm 301 đồng để “làm tròn số”.

Thống kê lịch sử mua Bitcoin của MicroStrategy (Nguồn: Saylor Tracker)
Thống kê lịch sử mua Bitcoin của MicroStrategy (Nguồn: Saylor Tracker)

Có thể thấy dù thị trường tiền mã hóa suy giảm nghiêm trọng trong năm 2022, MicroStrategy vẫn quyết không thay đổi chiến lược đầu tư Bitcoin dài hạn của mình. 

Binance tích hợp Apple Pay và Google Pay

Trong bản cập nhật Binance Build mới nhất, sàn giao dịch đã tích hợp Apple Pay và Google Pay. Giờ đây, người dùng có thể mua Crypto bằng các dịch vụ thanh toán phổ biến này. Động thái này là một bước tiến mạnh mẽ trong việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ cũng như áp dụng chính thống Crypto.

Theo Binance, các ứng dụng thanh toán như Apple Pay và Google Pay ngày càng nổi bật trong lĩnh vực tài chính trong những năm gần đây. Việc mang những nền tảng này vào lĩnh vực Crypto chỉ là sớm muộn và chắc chắn sẽ đem lại thị phần lớn. Chỉ riêng Apple Pay đã có 43,9 triệu người dùng toàn cầu, theo Business.com. Trong khi đó, Google Pay đang sở hữu 25 triệu người. Đây đều là 2 ứng dụng ví được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường.

Binance tích hợp Apple Pay và Google Pay

Dù vậy, sẽ có một lượng người dùng nhất định không thể tiếp cận được do Apple Pay và Google Pay không có mặt ở tất cả các quốc gia. Cách đây 2 tuần, Binance Pay đã “lên sóng” thị trường Mỹ sau gần 2 năm công bố ra mắt. Binance Pay là dịch vụ thanh toán cho phép người sử dụng gửi và nhận gần 150 loại tiền mã hoá khác nhau mà không cần nhập địa chỉ ví phức tạp như ví lưu ký thông thường. Ngoài ra, các giao dịch qua Binance Pay hoàn toàn miễn phí và rất nhanh chóng.

3Commas thừa nhận API bị rò rỉ trái ngược với tuyên bố trước đó

Vào ngày 28/12, CEO của Binance CZ cảnh báo 8 triệu người theo dõi trên Twitter rằng ông “chắc chắn một cách hợp lý” việc rò rỉ khóa API đang diễn ra tại nền tảng quản lý giao dịch tiền mã hóa 3Commas. CZ đã khuyên người dùng trên Twitter tắt mọi khóa API mà họ từng nhập trên nền tảng 3Commas. 

100.000 API key trên Binance và KuCoin được liên kết với 3Commas đã rơi vào tay của một kẻ ẩn danh. Người này đã làm lộ hơn 10.000 key hồi 28/12 và đe dọa sẽ đăng nốt số còn lại “một cách ngẫu nhiên trong những ngày tới”. Được biết, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã nhập cuộc điều tra vụ rò rỉ này. Một nhóm nạn nhân khoảng 60 thành viên đã liên hệ với Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ và các cơ quan khác để làm rõ số tiền bị mất. Trưởng nhóm này cho biết khoản lỗ của nhóm là trên 20 triệu USD.

3Commas thừa nhận API bị rò rỉ trái ngược với tuyên bố trước đó

Trước đó, vào ngày 11/12, Giám đốc điều hành của 3Commas, Yuriy Sorokin, bác bỏ thông tin nhân viên của 3Commas đã đánh cắp khóa API. Lần này, Sorokin không còn phủ nhận nữa mà đã xác nhận vụ rò rỉ, nhưng nói thêm rằng không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy lý do rò rỉ là do nội gián. Chính ông giờ đây cũng khuyến cáo người dùng nên ngay lặp tức ngắt những API đã kết nối với 3Commas.

Trên thực tế, những vấn đề đã bắt đầu xuất hiện vào tháng 10. Khi vụ việc xảy ra những lần đầu tiên, thay vì nhận trách nhiệm và cảnh báo người dùng thì giám đốc điều hành của nền tảng này lại chối bỏ, để rò rỉ API lại tiếp tục xảy ra một cách liên tiếp, gây thiệt hại nặng nề cho tài sản của người dùng. Vì vậy, ở thời điểm này, bạn tuyệt đối không nên sử dụng dịch vụ của 3Commas.

Trung Quốc ra mắt NFT marketplace quốc gia đầu tiên

Theo hãng tin Sina News, Trung Quốc sắp sửa trình làng NFT marketplace đầu tiên do nhà nước hậu thuẫn. Đây là bước tiến bất ngờ đối với một quốc gia hà khắc với Crypto như Trung Quốc. Một buổi lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức trực tiếp tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 01/01/2023.

Nền tảng được điều hành bởi 3 tổ chức nhà nước và tư nhân: Sàn Giao dịch Công nghệ Trung Quốc (China Technology Exchange), Triển lãm Nghệ thuật Trung Quốc (Art Exhibitions China) và công ty tư nhân Huban Digital, theo China Daily. Nền tảng được vận hành trên “Chuỗi bảo vệ văn hóa Trung Quốc” (China Cultural Protection Chain). Marketplace có tên là “Nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số Trung Quốc” cũng sẽ hỗ trợ giao dịch bản quyền và quyền sở hữu cùng với các bộ sưu tập.

NFT đã không còn lạ lẫm đối với các nhà giao dịch Trung Quốc trong 2 năm qua, song lại không giống với phần còn lại của thế giới. NFT ở đây không thể được mua bán bằng Crypto (theo luật pháp của đất nước) và không được gọi là NFT mà tồn tại dưới danh xưng đồ sưu tập kỹ thuật số (digital collectibles). Tác phẩm nghệ thuật số cũng được giao dịch trên các nền tảng kín, được quản lý chặt chẽ.

Trung Quốc ra mắt NFT marketplace quốc gia đầu tiên

Avalanche hợp tác Liên đoàn Cờ vua Thế giới để đưa trò chơi lên Web3

Liên đoàn Cờ vua Thế giới, thường được biết đến với tên viết tắt FIDE, đã hợp tác với Blockchain Avalanche để đưa cờ vua vào lĩnh vực Web3. Theo Liên đoàn, có hơn 100 triệu người chơi cờ vua trực tuyến và thi đấu trong hơn 25 triệu trận đấu cờ kỹ thuật số hằng ngày. Do đó, FIDE tin rằng việc đưa cờ vua vào Web3 sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển tiếp theo của trò chơi.

Là một phần của quan hệ đối tác, Avalanche và Core – ví riêng do Ava Labs phát triển, sẽ đóng vai trò là nhà tài trợ tại các giải đấu FIDE, bao gồm giải vô địch cờ nhanh và cờ chớp thế giới 2022 bắt đầu vào ngày 25/12/2022 tại Kazakhstan.

Avalanche hợp tác Liên đoàn Cờ vua Thế giới để đưa trò chơi lên Web3

Quan trọng hơn, Avalanche và Core sẽ đầu tư vào việc phát triển sản phẩm liên quan đến cờ vua của FIDE trên Blockhain. Ava Labs sẽ hợp tác với FIDE nhằm sử dụng Blockchain để giải quyết các thách thức trong cờ vua và giảm sự thiếu hiệu quả trong hoạt động cho người chơi. Sự hợp tác này cũng hướng đến mục đích cải thiện tính toàn vẹn của trò chơi, thu hút các thế hệ người chơi mới và thúc đẩy sự tiến bộ.

FIDE sẽ sử dụng công nghệ subnet của Avalanche để tạo ra các sản phẩm trực tuyến như xếp hạng người chơi trực tuyến và quản lý dữ liệu giải đấu, trình khám phá trò chơi lịch sử cũng như phát hành nhóm giải thưởng và danh hiệu kỹ thuật số trên Avalanche. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên FIDE bước chân vào Web3. Vào năm 2021, FIDE từng tuyên bố là liên đoàn thể thao quốc tế đầu tiên ra mắt thị trường NFT của riêng mình, hợp tác với TON Labs.

Thông tin được tổng hợp bởi CIC

Tin tổng hợp tuần 26 – 30/12/2022

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.