Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

7 sai lầm thường gặp khi quản lý chi tiêu cá nhân bạn nên tránh

7 sai lầm thường gặp khi quản lý chi tiêu cá nhân bạn nên tránh

Không chỉ chi tiêu quá trớn mà những sai lầm phổ biến trong quản lý chi tiêu cá nhân sau đây cũng sẽ tạo ra nhiều khó khăn tài chính cho bạn.

Tiền bạc là chủ đề nhiều người thích bàn luận nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về nó. Nói đơn giản hơn, ngay trong việc quản lý chi tiêu cá nhân thì nhiều người vẫn mắc phải những lỗi hết sức cơ bản. Hãy cùng tôi điểm qua 7 sai lầm thường gặp để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc hơn.

Không ghi chép khi quản lý chi tiêu cá nhân

Có lẽ tôi không cần phải nói quá nhiều vì bản thân sai lầm này vốn đã quá rõ ràng. Bắt đầu từ việc ghi chép, bạn sẽ hiểu rõ hơn sức khỏe tài chính của mình, từ đó mới có kế hoạch điều chỉnh và tối ưu cho thích hợp. Đương nhiên là bạn không cần ghi chép kỹ lưỡng đến từng đồng hoặc những khoản quá nhỏ nhặt, song bạn vẫn nên ghi chú lại các khoản thu chi chính, những lần thanh toán lớn hoặc các khoản đầu tư quan trọng.

Ghi chép, theo dõi thu chi kỹ lưỡng sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả hơn
Ghi chép, theo dõi thu chi kỹ lưỡng sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả hơn

Một số người thường tự tin cho rằng mình có thể ghi nhớ tất cả các khoản chi tiêu, song trí nhớ con người là có hạn. Bạn không gặp nhiều khó khăn để ghi nhớ những chi phí mình đã bỏ ra trong vài ngày nhưng một tuần, hai tuần hay cả tháng lại là chuyện khác. Bạn có thể ghi ra sổ, điện thoại, máy tính hay tiện lợi hơn là dùng các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân. Kiếm càng nhiều tiền, bạn càng cần quản lý tài chính cá nhân kỹ lưỡng để phân bổ hợp lý nguồn lực và tránh tiêu xài quá mức.

Không đặt mục tiêu tài chính cụ thể

Mục tiêu tài chính của mỗi người ở mỗi giai đoạn cuộc đời sẽ khác nhau, và bạn cần xác định chính xác mình đang phấn đấu vì điều gì vào mỗi thời điểm nhất định. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đặt mục tiêu ngắn hạn để mua một món đồ như đồng hồ, điện thoại, khóa học kỹ năng, nhà cửa, xe hơi… hoặc dài hạn hơn như tự do tài chính, nghỉ hưu sớm. Khi xác định được mục tiêu tài chính, bạn sẽ trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu để hoàn thành mục tiêu đó. 

Không tiết kiệm

Các quy tắc quản lý chi tiêu cá nhân phổ biến như 6 chiếc lọ hay 50/30/20 đều liệt kê khoản tiết kiệm. Tiêu tiền thì dễ, tiết kiệm mới khó. Tôi tin đây là vấn đề mà nhiều người gặp phải khi quản lý chi tiêu cá nhân. Ngay khi nhận lương, thưởng, lợi nhuận đầu tư, chúng ta thường có xu hướng “thưởng cho mình” bằng việc chi tiêu thoải mái hơn. Hãy thử nghĩ theo hướng khác: tiết kiệm để “thưởng cho mình” ở tương lai.

Tôi hiểu việc tiết kiệm đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và kỷ luật. Lời khuyên của tôi là bạn nên lên kế hoạch tiết kiệm một khoản nhất định trích từ thu nhập mỗi tháng. Giờ đây, việc tiết kiệm có thể được thực hiện dễ dàng ngay trên chính điện thoại của bạn. Thay vì ra ngân hàng, bạn chỉ cần cài đặt sẵn để ứng dụng tự động trích một phần thu nhập vào tài khoản tiết kiệm.

Bạn có thể tiết kiệm số tiền nhỏ và kiên trì thực hiện đều đặn
Bạn có thể tiết kiệm số tiền nhỏ và kiên trì thực hiện đều đặn

Thiếu quỹ dự phòng

Bên cạnh việc lập quỹ tiết kiệm thì bạn cũng nên lập quỹ dự phòng ngay khi có thu nhập. Thông thường quỹ dự phòng có thể chiếm tỷ lệ khoảng 5 ‒ 10% thu nhập. Khi đó, bạn sẽ có tài chính để chi cho những khoản bất ngờ như: sửa chữa xe cộ, chữa bệnh, thất nghiệp… Một lời khuyên quản lý chi tiêu cá nhân phổ biến là duy trì quỹ dự phòng đủ để chi tiêu trong khoảng 3 ‒ 6 tháng nếu bạn không đi làm.

Nhiều người thường lấy lý do chi tiêu còn không đủ để tránh việc dành dụm. Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý tài chính thì ai cũng xây dựng được quỹ dự phòng. Hãy nhìn vào thực tế, sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra mà chúng ta không thể lường trước, như đại dịch Covid chẳng hạn. Nếu việc tương tự lặp lại và bạn không có quỹ dự phòng thì làm sao để xoay xở? 

Không đầu tư hoặc đầu tư thiếu hiểu biết

Tiết kiệm thường đi với đầu tư khi chúng ta nói về việc gia tăng tài sản. Nếu tiết kiệm có phần bị động thì đầu tư là hình thức mang đến sự chủ động và đồng thời lợi nhuận cũng cao hơn nếu bạn đủ kiến thức. Bỏ qua việc đầu tư là bỏ qua cơ hội gia tăng giá trị tài sản theo thời gian.

Để đầu tư hiệu quả và an toàn, bạn cần có kiến thức về tài chính cơ bản, xu hướng thị trường và các sản phẩm đầu tư khả dụng. Bạn cũng phải phân tích khả năng chịu đựng rủi ro để chọn các chiến lược đầu tư phù hợp. Đừng nhảy vào bất cứ thị trường tài chính nào nếu không hiểu rõ vì xác suất tiền của bạn đội nón ra đi là rất cao.

Trong trường hợp muốn đầu tư Crypto thì tôi khuyên bạn nên tham gia những khóa học uy tín trước. Bạn có thể tham khảo trọn bộ khóa học đầu tư Crypto do chính tôi giảng dạy: 

» Bộ 7 khóa học Crypto hàng đầu của CIC

Lạm dụng thẻ tín dụng

Việc lạm dụng thẻ tín dụng có thể dẫn đến nợ xấu và mất kiểm soát tài chính. Thẻ tín dụng hiện nay được cấp tương đối dễ dàng với hạn mức lớn, khiến nhiều người dễ chi tiêu quá mức. Khi đến kỳ thanh toán, họ không có đủ tiền nên phải vay mượn tiếp và chồng chất nợ lãi. Cuối cùng, họ trở thành nạn nhân của chính những sản phẩm “tiện lợi” này.

Để tránh rời vào trường hợp đó, bạn cần phải có kỷ luật và giới hạn chi tiêu khi sử dụng thẻ. Hãy chỉ sử dụng thẻ tín dụng để chi trả những chi phí cần thiết, tránh mua sắm những món hàng không cần thiết. Đồng thời, bạn phải thanh toán toàn bộ số tiền đã chi trước khi kỳ hạn thanh toán đến để tránh phát sinh lãi hoặc phí phạt. Đừng để bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của nợ nần bất tận và mất khả năng quản lý chi tiêu cá nhân.

Đừng để bản thân rơi vào vòng xoáy của nợ tín dụng
Đừng để bản thân rơi vào vòng xoáy của nợ tín dụng

Không đa dạng nguồn thu nhập

Đa số chúng ta thưởng đã quen với việc kiếm tiền từ công việc hằng ngày. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nếu chỉ dựa vào một nguồn thu nhập thì chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn trong trường hợp bị mất việc làm hay khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, đa dạng hóa nguồn thu nhập là điều cực kỳ quan trọng để tăng tính ổn định tài chính. Hãy xem xét việc đa dạng hóa nguồn thu nhập ngay khi đủ khả năng. 

Bạn có thể xây dựng nguồn thu nhập thứ hai từ việc kinh doanh online, đầu tư, kinh doanh riêng… Điều quan trọng là phải xây dựng nguồn thu nhập thứ hai này một cách bền vững và đừng quá lo lắng về việc phải sinh lời ngay. Hãy coi đó như một khoản đầu tư cho tương lai để ổn định tài chính. Khi có nhiều kênh thu nhập hơn, bạn sẽ ít bị đe dọa hơn trong mọi tình huống bất ngờ.

Như vậy, tôi đã liệt kê 7 sai lầm nhiều người mắc phải khi quản lý chi tiêu cá nhân. Nếu bạn cũng đang rơi vào bất kỳ trường hợp nào thì hãy thay đổi ngay. Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như làm rõ chi tiêu và thu nhập hằng tháng, dành dụm một phần thu nhập cho tương lai… Tôi tin rằng, chỉ cần quyết tâm và nỗ lực thì chúng ta đều có thể khắc phục và cải thiện tình hình tài chính cá nhân.

Trần Đăng Khoa

Tài liệu tham khảo:
Bài viết liên quan:

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.