Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 50/30/20

Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 50/20/30

Có nhiều quy tắc quản lý tài chính nổi tiếng và quy tắc 50/30/20 là một trong số đó. Bạn đã biết cách áp dụng đúng của quy tắc này chưa?

Tiêu tiền hay để bị tiền tiêu là một câu hỏi khó với nhiều người vì thực tế thì không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính cá nhân. Cách mà chúng ta áp dụng đa phần là học hỏi từ chính gia đình mình dù đôi khi nó có thể không còn phù hợp với thời cuộc nữa. Việc tìm đến những phương pháp đã được chứng minh và áp dụng rộng rãi sẽ là một giải pháp đơn giản hơn, kể cả khi bạn không thật sự giỏi tính toán. 

Quy tắc 50/3020 là gì?

Về cơ bản, quy tắc quản lý tài chính cá nhân này khuyên bạn phân chia thu nhập thành 3 phần. Đây là một ý tưởng rất thường gặp, ví dụ như quy tắc 6 chiếc lọ cũng chia thu nhập vào 6 lọ tương ứng với 6 mục đích khác nhau. Vậy với 50/30/20, những khoản chi tiêu nào đang được nhắc đến?

Nhu cầu thiết yếu (50%)

Tiền thuê nhà, ăn uống, nhu yếu phẩm, di chuyển, quần áo… có thể được xếp vào nhóm này. Nghe 50% thì có vẻ nhiều nhưng thực tế, bạn nhiều khả năng sẽ tiêu quá tỷ lệ này. Một số nhu cầu cơ bản nhất của chúng ta đa số đều giống nhau nên bạn hãy cố gắng duy trì tỷ lệ 50%. 

Trường hợp nhu cầu thiết yếu cần nhiều hơn 50% thu nhập thì bạn cần đánh giá xem liệu có thể cắt giảm khoản nào không. Ví dụ nếu tiền xăng xe quá đắt đỏ thì hãy thử dùng phương tiện công cộng vài buổi/tháng. Hoặc nếu tiền ăn uống quá cao thì bạn nên hạn chế ăn bên ngoài, so sánh giá thực phẩm tại các cửa hàng khác nhau và mua vào những đợt giảm giá. 

Nếu không thể cắt giảm khoản thiết yếu thì bạn bắt buộc phải giảm bớt tỷ lệ của 2 khoản còn lại.

Tiết kiệm và đầu tư (20%)

Mục đích của khoản này là để phòng ngừa bất trắc và đầu tư cho tương lai. Vì có 2 khoản nên tôi cũng sẽ tập trung 2 tích sự cần thiết của 2 khoản này cho bạn.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe một lời khuyên về tài chính cá nhân khá phổ biến là phải có quỹ dự phòng đủ để sinh hoạt trong 3 đến 6 tháng nếu trường hợp bất trắc xảy ra. Hãy chắc chắn rằng mình đã tích lũy một quỹ như vậy.

Thứ hai là đầu tư. Nếu chỉ đi làm và tiết kiệm thì không đủ, bạn còn phải tìm cách để tiền sinh sôi và đầu tư chính là giải pháp. Tùy vào sở thích và tài chính mà bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều loại hình như chứng khoán, Crypto, bất động sản…

Quy tắc 50/30/20 chia các khoản chi tiêu thành 3 nhóm
Quy tắc 50/30/20 chia các khoản chi tiêu thành 3 nhóm

Mong muốn cá nhân (30%)

Mong muốn cá nhân có thể là đi du lịch, mua sắm, học tập… nói chung là những khoản không thiết yếu nhưng sẽ giúp cải thiện đời sống tinh thần của bạn. 

Quy tắc tài chính cá nhân này có cố định không?

Mặc dù gọi là quy tắc song việc áp dụng vẫn phải cân đối cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Lấy ví dụ việc tăng phần đầu tư trong quy tắc 50/30/20. Nếu thu nhập của bạn cao, chi phí sinh hoạt thấp và muốn đạt được những mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe, về hưu sớm, tự do tài chính… thì bạn có thể tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư lên 30% hoặc cao hơn. Như vậy, bạn sẽ tận dụng lợi thế của lãi kép và gia tăng khả năng sinh lời từ các khoản đầu tư.

Tuy nhiên, nếu bạn có mức thu nhập thấp, chi phí sinh hoạt cao, cần đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu và mong muốn cá nhân thì bạn không nhất thiết phải tăng phần dành cho đầu tư. Bởi vì việc này có thể khiến bạn chi tiêu khó khăn hơn, thiếu niềm vui trong cuộc sống và không có đủ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp. Một số yếu tố khác như tuổi tác, giai đoạn cuộc sống, rủi ro tài chính… cũng cần được xem xét nếu muốn điều chỉnh tỷ lệ phù hợp.

Tóm lại, quy tắc 50/30/20 là một công cụ hữu ích để giúp bạn quản lý tài chính cá nhân nhưng không phải là một công thức cố định. Bạn nên linh hoạt điều chỉnh theo hoàn cảnh và mục tiêu của bản thân để đạt được kết quả tốt nhất.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ áp dụng. Bạn chỉ cần phân bổ thu nhập theo tỷ lệ 50 ‒ 20 ‒ 30 mà không cần tính toán quá phức tạp.
  • Quy tắc tài chính 50/30/20 đảm bảo cân đối giữa các khoản chi tiêu. Bạn sẽ có đủ tiền cho các nhu cầu cần thiết, tiết kiệm hay tận hưởng cuộc sống.
  • Việc dành 20% thu nhập hằng tháng cho mục tiêu tiết kiệm giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng, tạo ra nguồn tiền dự trữ và phát triển tài sản trong tương lai. 
Nhờ duy trì tiết kiệm mà bạn sẽ có một quỹ dự phòng tương đối vững chắc
Nhờ duy trì tiết kiệm mà bạn sẽ có một quỹ dự phòng tương đối vững chắc

Nhược điểm

  • Không phù hợp với mọi tình huống tài chính. Những tình huống tài chính đặc biệt như nợ nần nặng nề, chi phí sinh hoạt cao hoặc thu nhập thấp sẽ cần một cách phân bổ khác.
  • Quy tắc này không linh hoạt nếu các tình huống tài chính thay đổi. Trường hợp phải đối mặt với những tình huống bất ngờ như chi phí y tế cao hoặc thất nghiệp thì bạn sẽ gặp ít nhiều khó khăn để tiếp tục thực hiện 50/30/20. 
  • Nếu bạn cần quản lý tài chính cá nhân để theo đuổi một mục tiêu cụ thể thì quy tắc 50/30/20 sẽ không thích hợp.

Đương nhiên, mọi quy tắc tài chính đều tồn tại ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tình huống cá nhân, bạn có thể điều chỉnh quy tắc này hoặc tìm phương pháp khác thích hợp hơn.

Để vận dụng quy tắc 50/30/20 hiệu quả, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng quản lý chi tiêu, sổ ghi chép, bảng tính… để theo dõi và kiểm soát ngân sách. Bạn cũng nên đánh giá lại quy tắc này mỗi tháng hoặc mỗi quý để xem liệu mình đã đạt được các mục tiêu tài chính hay chưa. Như tôi đã nói, quy tắc này không cố định và bạn có thể tùy chỉnh sao cho thích hợp với mục tiêu quản lý tài chính cá nhân.

Trần Đăng Khoa

Tài liệu tham khảo:
Bài viết liên quan:

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.