Một trong những mong muốn phổ biến của các nhà đầu tư là mua đáy bán đỉnh, nhưng liệu điều này có thực tế hay không?
Một thống kê cho thấy, sự chênh lệch giữa mức thấp nhất và cao nhất của các cổ phiếu trong 1 năm lên đến 130%. Hai từ đỉnh ‒ đáy luôn có sức hút mạnh mẽ với bất kỳ nhà đầu tư nào, dù mới bước chân vào thị trường hay đã có nhiều năm kinh nghiệm. Hấp dẫn là vậy nhưng cố gắng bắt đáy Crypto hay mua đáy bán đỉnh đòi hỏi những gì và liệu có dễ thực hiện không thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tôi đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau.
Mua đáy bán đỉnh là gì?
Nếu bạn chưa rõ thì đáy ở đây chỉ điểm thấp nhất và đỉnh chỉ điểm cao nhất trong chu kỳ biến động của tài sản, có thể là Crypto, cổ phiếu, vàng… Như vậy, mua đáy bán đỉnh là việc nhà đầu tư xác định các đỉnh và đáy để giao dịch và mang về lợi nhuận. Trong đó, họ sẽ bán khi giám chuyển từ giảm sang tăng và ngược lại.
Để mua đỉnh bán đáy thành công, nhà đầu tư bắt buộc phải có kiến thức về phân tích kỹ thuật.
Lấy ví dụ thị trường chứng khoán, để có thể dự đoán đỉnh đáy, bạn phải biết sử dụng các chỉ báo động lượng như MACD, RSI hay công cụ Fibonacci. Chính Warren Buffett, người nổi tiếng với phương pháp đầu tư giá trị ‒ một chiến lược bắt đáy phổ biến cũng phải đọc hàng trăm báo cáo thường niên trước khi đầu tư vào bất kỳ công ty nào.
Phân tích tâm lý bắt đáy Crypto của nhà đầu tư
Sir John Templeton – người được tạp chí Money Magazine gọi là “nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ” vào năm 1999, có một câu nói nổi tiếng: “Thị trường giá lên sinh ra trong bi quan, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết đi bởi sự hưng phấn, thỏa mãn”. Từ phát biểu này, chúng ta có thể hiểu về đỉnh và đáy dưới góc độ tâm lý như sau: đỉnh là điểm cực độ của hưng phấn, còn đáy là nơi tận cùng của bi quan và chán nản.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lại xem mua đáy bán đỉnh như một hình thức cầu may. Bạn hãy thử xem xét diễn biến tâm lý tại đỉnh và đáy mà tôi liệt kê dưới đây. Hẳn bạn sẽ thấy quen quen vì có thể chính bạn cũng từng trải qua trường hợp này.
Khi giá tăng
Thấy giá tăng, nhà đầu tư ngay lập tức nhảy vào mua bất chấp với hy vọng đà tăng sẽ tiếp tục để mang về lợi nhuận lớn. Điều này cũng dễ hiểu bởi nếu nhìn thấy giá các loại Crypto tăng nhanh hoặc người người khoe tài khoản thì ai cũng hăm hở muốn kiếm lời. Vì sợ bỏ lỡ cơ hội “ngon ăn” nên hành động chung của nhà đầu tư là cứ mua vào. Dù có thể ban đầu chỉ cần mức lợi nhuận 10% so với vốn là đã định bán ra nhưng sự tham lam đã cuốn nhà đầu tư theo làn sóng của thị trường.
Trong thị trường Crypto có một thế mạnh mà bạn cần biết: các cá mập. Họ là các cá nhân hoặc tổ chức với nguồn lực tài chính mạnh và cũng đầy mưu mô. Họ sẵn sàng tung tin giả để tạo sự hưng phấn, dụ các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhảy vào đánh nhau rồi ung dung chốt lời. Cuối cùng, nhà đầu tư thiếu kiến thức sẽ trở thành mồi ngon cho cá mập. Đến lúc họ đã chốt lời xong thì bạn từ mua đáy bán đỉnh thành đu đỉnh.
Vậy tâm lý nhà đầu tư khi ở đáy như thế nào?
Ngược lại với tất cả sự hưng phấn, máu chiến ở trên đỉnh thì khi ở dưới đáy, nhà đầu tư sẽ rất thất vọng, lo lắng, sợ hãi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi không ai có thể bình tĩnh khi mất tiền, đặc biệt là sau khi chứng kiến thị tường tăng liên tục (chỉ là chưa kịp chốt lời vì còn tham). Nhiều nhà đầu tư sẽ có suy nghĩ không bao giờ tham gia thị trường Crypto nữa.
Ở đây chúng ta cần nói đến một tâm lý rất thường gặp ở nhà đầu tư: tâm lý FOMO. Tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở ngay bên dưới.
3 sai lầm thường gặp khi cố gắng mua đáy bán đỉnh
- Ở trên, tôi đã nhắc đến hiệu ứng tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out) hay sợ bỏ lỡ. Vì sợ mất cơ hội khi giá tăng liên tục nên nhà đầu tư quyết định mua vào bất chấp giá đã khá cao, đôi khi là mua ngay đỉnh. Sau một vài cú tăng thì nhà đầu tư cũng không thể kìm lòng được mà gom hàng bất chấp. Có thể nói, đây làm tâm lý ảnh hưởng lớn nhất đến việc mua đáy bán đỉnh.
- Kể cả khi đã đu đỉnh hoặc đang gồng lỗ, nhiều người vẫn cố chấp không chịu sửa sai vì muốn mua đúng đáy, bán đúng đỉnh. Không chỉ nhà đầu tư mới mà người dày dặn kinh nghiệm cũng dễ dàng rơi vào trường hợp này. Thực tế thì ngay cả những nhà đầu tư lão làng không phải lúc nào cũng có thể bắt đáy thành công, do vậy bạn cần chấp nhận sự thật và rút kinh nghiệm như cách mà Warren Buffet đã làm.
- Ngay lập tức tất tay khi thị trường mới có dấu hiệu tạo đáy. Những nhà đầu tư mới hoặc nhỏ lẻ thường không có kế hoạch cụ thể mà chỉ tham gia theo đám đông. Bắt đáy Crypto tuy là chiến lược mang lại lợi nhuận tương đối hấp dẫn nhưng cũng cực kỳ mạo hiểm. Không ai dám chắc thị trường sẽ quay đầu đi lên thay vì tiếp tục giảm. Thiếu đi kiến thức thì việc bắt đáy chẳng khác nào bắt dao rơi, vừa mua đã lỗ nặng.
Câu chuyện mua đáy bán đỉnh của Warren Buffet
Theo Forbes, tính đến ngày 04/01/2023 thì chủ tịch của Berkshire Hathaway đang là người giàu thứ 5 thế giới. Trong suốt cuộc đời, ông đã thực hiện nhiều thương vụ đầu tư thành công nhưng không phải là không có thất bại.
Đây là câu chuyện xảy ra năm 1942 lúc ông 11 tuổi. Warren và chị gái đã dùng 114,75 USD tiền tiết kiệm để mua 3 cổ phần ưu đãi của Cities Service, một công ty cung cấp khí tự nhiên. Thời điểm ông mua thì mỗi cổ phiếu có giá 38,25 USD. Khi giá giảm xuống còn 27 USD, hai chị em đã khá lo lắng. Thời điểm giá hồi phục về 40 USD, Warren Buffett đã bán 3 cổ phiếu Cities Service của mình nhưng giá vẫn tiếp tục tăng và có lúc chạm 200 USD.
Như vậy, hai chị em ông đã gồng lỗ gần 30% rồi bán khi tài khoản vừa mới xanh 5%. Đặt trường hợp họ tiếp tục nắm giữ, khoản lãi đã có thể lên đến hơn 420%. Trường hợp này dù không thể xem là thất bại khi mua đáy bán đỉnh song chốt lời lại hơi non.
Một sai lầm khác của ông là đầu tư vào Tesco ‒ chuỗi siêu thị bán lẻ tiện lợi trong những năm 2010. Khoản đầu tư này cuối cùng khiến Berkshire Hathaway thua lỗ 444 triệu USD sau thuế. Ngay cả việc mua lại Berkshire cũng được ông xem là khoản đầu tư thua lỗ nhất cuộc đời, khiến ông lỗ đến hơn 200 tỷ USD. Nếu không mua Berkshire, số tiền đầu tư hiện nay của ông đang lẽ đã cao hơn gấp nhiều lần.
Nên nhớ, Warren Buffett nổi tiếng với phương pháp đầu tư giá trị, tức đầu tư vào những tài sản mà ông cho là được định giá thấp hơn giá trị thật và có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Lời khuyên của “nhà tiên tri Omaha” là không nên theo dõi thị trường quá sát sao và đừng cố mua đáy bán đỉnh.
Có hay không một biện pháp hiệu quả hơn bắt đáy Crypto?
Ngay cả một nhà đầu tư huyền thoại như Warren Buffet cũng gặp khó khăn trong việc đoán định đỉnh đáy thị trường thì chắc có lẽ tôi không cần phải nói với bạn về độ khó của chiến lược này. Tôi không phủ nhận chúng ta vẫn có những phương pháp xác định đỉnh đáy nhưng chúng không hiệu quả 100%. Vẫn có những nhà đầu tư mua đáy bán đỉnh nhưng việc này không xảy ra liên tục và cũng cần đến yếu tố may mắn.
Theo tôi, có một chiến lược phù hợp hơn so với bắt đáy Crypto là trung bình giá (Dollar Cost Averaging ‒ DCA). Bạn có thể hiểu phương pháp này là việc phân bổ nguồn vốn thành nhiều phần để đầu tư thay vì đầu tư một số tiền lớn ngay từ đầu.
Cùng một số vốn nhưng nếu áp dụng trung bình giá, bạn sẽ có thể mua được nhiều tài sản hơn với giá thấp hơn sau một thời gian nhất định. Mục đích của DCA là giảm thiểu rủi ro và thu về lợi nhuận lớn hơn. DCA là chiến lược rất phổ biến trên thị trường chứng khoán và Crypto. Thực tế, rất nhiều thành viên CIC đã áp dụng thành công chiến lược này và thăng hạng tài chính.
DCA hoạt động cực kỳ hiệu quả trong thị trường Crypto có nhiều biến động. Bạn cũng tránh được rủi ro đu đỉnh hay bán ở đáy. Dù vậy, có một điểm trừ đáng chú ý là nhà đầu tư khó mua ở vùng đáy khi áp dụng trung bình giá. Để khắc phục điều này, CIC đã quyết tâm nghiên cứu và hoàn thiện bộ công cụ dò đỉnh đáy với hiệu quả lên đến 95% khi backtest với dữ liệu quá khứ.
Công cụ này KHÔNG giúp bạn mua đáy bán đỉnh mà thay vào đó là xác định được vùng gần đỉnh và đáy. Đây là một kết quả mà tôi cho rằng nhà đầu tư nên hài lòng thay vì quá tham lam. Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư bền vững và an toàn thay vì “một phút huy hoàng rồi chợt tắt”.
Bạn có thể tự mình kiểm chứng hiệu quả của các công cụ, đặc biệt là độ chính xác của chúng trong giai đoạn Covid-19.
Tất cả thành viên CIC đều sẽ được hướng dẫn sử dụng bộ công cụ để tối ưu hiệu quả và lợi nhuận đầu tư. Bên cạnh bộ công cụ, chúng tôi còn mang đến nhiều quyền lợi khác mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây. Hãy để lại thông tin để đội ngũ tư vấn liên hệ và hướng dẫn bạn lựa chọn cấp độ phù hợp.
» Quyền lợi chi tiết của Hành trình Bậc thầy Crypto
Như vậy, tôi đã làm rõ câu hỏi liệu mua đáy bắt đỉnh có phải là chiến lược tốt hay không. Không thể phủ nhận những điểm cộng của chiến lược này tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện. Thay vào đó, chúng ta nên lựa chọn các phương pháp phù hợp hơn mà trung bình giá là một lựa chọn tốt. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quá trình đầu tư Crypto của bạn.
Trần Đăng Khoa