Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

Cá voi Microstrategy tiếp tục thu mua 190 triệu đô tiền mã hóa Bitcoin

Cá voi Microstrategy tiếp tục thu mua 190 triệu đô tiền mã hóa Bitcoin

1. "Cá voi" Microstrategy tiếp tục thu mua 190 triệu đô tiền mã hóa Bitcoin

Theo thông báo của Michael Saylor – CEO MicroStrategy, vào ngày 05/04/2022, MicroStrategy đã thực hiện khoản mua 4.167 Bitcoin trị giá 190,5 triệu USD. Giá tiền mã hóa BTC vào thời điểm thực hiện giao dịch mua là 45.714 USD.

Như vậy, tính đến ngày 06/04/2022, MicroStrategy đang nắm giữ tổng cộng 129.218 BTC, với chi phí mua là 3,965 tỷ USD và giá mua trung bình là 30.700 USD.

Sau khi tuyên bố trên được đăng tải, giá BTC đã tăng mạnh lên mức 47.200 USD, trước khi điều chỉnh về 45.000 USD ở thời điểm viết bài. Ở mức giá này, tổng số Bitcoin của MicroStrategy đang nắm giữ có giá trị lên đến gần 5,9 tỷ USD, đồng nghĩa với việc công ty đang lời đến hơn 50%.

Trước đó, vào cuối tháng 1, CFO của MicroStrategy đã tuyên bố chiến lược của công ty là vẫn tiếp tục mua thêm Bitcoin dù thị trường có đi xuống.

tong-hop-tien-ma-hoa-134
MicroStrategy đã mua 4.167 Bitcoin trị giá 190,5 triệu USD vào ngày 05/04 vừa qua

2. Tác giả cuốn sách “Cha giàu cha nghèo”: Tiền mã hóa và vàng sẽ là cứu cánh cho cuộc đại suy thoái sắp đến

Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu cha nghèo” cho biết cuộc đại suy thoái toàn cầu tiếp theo đang đến, và ông đã gọi tên một số tài sản mã hóa và vàng như những cách tiềm năng để vượt qua cơn bão.

Trong một bài đăng mới trên Twitter, Kiyosaki khẳng định một cuộc đại suy thoái là điều không thể tránh khỏi trong trong tương lai. Tác giả này đưa ra việc lợi tức đảo ngược gần đây của trái phiếu kho bạc như một bằng chứng cho dự đoán trên.

“Hôm nay, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm một lần nữa tăng cao hơn kỳ hạn 10 năm như đã xảy ra vào tuần trước. Sự đảo ngược này thường được coi là một tín hiệu tiềm tàng cho thấy sự sụp đổ của thị trường và suy thoái kinh tế đang ngầm diễn ra”.

tong-hop-tien-ma-hoa-135
Robert Kiyosaki – tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu cha nghèo”

Bên cạnh đó, Kiyosaki đã kể câu chuyện lần gần nhất ông đến cửa hàng tạp hóa như một bằng chứng thêm về những gì đang xảy ra trong thế giới thực.

“Điều gì sẽ trở nên có giá trị hơn? Cá ngừ hay thỏi bạc? Tôi đã mua món cá ngừ trị giá 25 USD. Bên cạnh con cá ngừ, tôi đặt một thỏi bạc Mỹ cũng trị giá 25 USD. Vào năm 2027, tức là 5 năm nữa, bạn nghĩ mặt hàng nào sẽ tăng giá nhiều hơn? Cá ngừ hay thỏi bạc? Câu trả lời của tôi đó là vào năm 2027, nếu cá ngừ có giá 25 USD/lon, thì thỏi bạc sẽ có giá tối thiểu là 250 USD”.

Kiyosaki đổ lỗi cho Tổng thống Biden vì đã tiếp tục phá giá đồng đô la. Ông nói rằng Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và Solana (SOL), cũng như vàng, là những lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư.

3. Chấp nhận sử dụng stablecoin thanh toán, tham vọng trở thành trung tâm tiền mã hóa của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới

Vương quốc Anh đã ban hành một kế hoạch chi tiết để áp dụng stablecoin dưới dạng thanh toán, cùng việc tạo một môi trường chuỗi khối thử nghiệm để đánh dấu sự gia nhập của Nữ hoàng vào cuộc đua “trung tâm tiền mã hóa”. Chính phủ có kế hoạch sửa đổi Đạo luật Ngân hàng 2009 và Đạo luật Dịch vụ Tài chính (Cải cách Ngân hàng) 2013 để đưa một số stablecoin nhất định vào dạng thanh toán.

Bộ trưởng Kinh tế John Glen cho biết Ngân hàng Trung ương Anh và Cơ quan Quản lý Tài chính sẽ khởi chạy một mô hình trên máy tính để thử nghiệm công nghệ sổ cái phân tán trên thị trường tài chính cũng như việc phát hành các khoản nợ có chủ quyền như trái phiếu chính phủ Anh. Glen nói thêm rằng họ cũng sẽ bắt đầu tham vấn vào cuối năm nay về việc mở rộng phạm vi điều chỉnh sang các tài sản mã hóa rộng hơn nữa như Bitcoin, đồng thời tính đến mức tiêu thụ năng lượng của ngành.

Bên cạnh đó, Thủ Tướng cũng đã yêu cầu Royal Mint, công ty thuộc sở hữu của chính phủ, chịu trách nhiệm tạo và phát hành NFT. Tại một sự kiện công nghệ tài chính (fintech) ở London, John Glen cho biết “sẽ sớm có thêm thông tin chi tiết” về việc này. Ngoài ra, chính phủ Anh cũng đang “mở rộng” tầm nhìn để xem xét các khía cạnh khác của tiền mã hóa, bao gồm Web 3.0 – xu hướng đang ngày càng phổ biến trên thế giới.

Báo cáo mới nhất của Gemini cho thấy khoảng 1/5 (18%) người trưởng thành ở Anh đang sở hữu tiền mã hóa, với gần một nửa (45%) trong số họ bắt đầu đầu tư vào loại tài sản này vào năm ngoái. 

tong-hop-tien-ma-hoa-136
Vương quốc Anh ban hành kế hoạch chấp nhận sử dụng stablecoin trong thanh toán

4. Meta và tham vọng phát triển tiền mã hóa của riêng mình

Meta, công ty chủ quản của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook, được cho là đang có kế hoạch xây dựng đồng tiền mã hóa riêng cũng như dịch vụ cho vay đối với các ứng dụng mà công ty sở hữu, bao gồm Facebook, WhatsApp, Instagram và Messenger. Theo đó, động thái phát hành token riêng của Meta nhằm hướng đến việc tìm kiếm các nguồn doanh thu thay thế, trong bối cảnh người dùng đang ngày càng ít quan tâm đến Facebook và Instagram hơn so với ngày trước.

Trong báo cáo thu nhập quý IV/2021 của Meta, ông trùm mạng xã hội này đã tiêu tốn đến 10,2 tỷ USD lợi nhuận cho hoạt động phát triển Metaverse trong năm 2021. Điều này khiến các nhà đầu tư cảm thấy vô cùng lo lắng trước tình hình kinh doanh công ty, dẫn đến áp lực bán tháo khiến cổ phiếu Meta lâm vào “khủng hoảng” thời điểm đó.

tong hop tien ma hoa 137
Meta được cho là đang có kế hoạch xây dựng đồng tiền mã hóa của riêng mình

Token tiềm năng mới của Meta được các nhân viên đặt tên nội bộ là “Zuck Bucks” theo tên CEO Mark Zuckerberg, với mục tiêu ban đầu là để sử dụng trong metaverse. Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng thứ mà Meta nhắm đến là token được kiểm soát tập trung và chỉ hoạt động trong các ứng dụng của công ty, tương tự như một loại tiền tệ trong trò chơi, chứ không phải là một loại tiền mã hóa thật sự phi tập trung. 

Việc giới thiệu tiền mã hóa trên các ứng dụng của Meta có thể sẽ cùng thời điểm với đợt thử nghiệm khả năng tích hợp NFT cho Facebook và Instagram, vốn được ấn định vào tháng 05/2022 như một số thông báo cho biết.

Hơn nữa, Meta còn tích cực khám phá nhiều dịch vụ tài chính truyền thống hơn, tập trung vào sản phẩm cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ với lãi suất hấp dẫn thông qua quá trình tổ chức nhiều cuộc thảo luận khác nhau với những đối tác cho vay tiềm năng.

5. HSBC “quay xe”, quyết định đầu tư vào metaverse

Bất chấp những phát biểu trước đây của CEO Noel Quinn rằng HSBC không có kế hoạch tham gia thị trường mã hóa vì quá biến động, mới đây ngân hàng này đã chính thức “quay xe”, thông báo triển khai danh mục đầu tư vào metaverse dành cho các khách hàng ở châu Á.

Lina Lim, người đứng đầu mảng quỹ đầu tư và các giải pháp phát triển kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại HSBC chia sẻ mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng Metaverse đang phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, và đó là lý do chính khiến HSBC “không thể đứng ngoài cuộc”.

“Chúng tôi nhận thấy nhiều điều thú vị trong không gian này khi rất nhiều công ty và nền tảng trên những quy mô khác nhau đang đổ xô vào metaverse”.

tong-hop-tien-ma-hoa-138
Ngân hàng HSBC sắp triển khai danh mục đầu tư vào metaverse dành cho các nhà đầu tư châu Á

6. Top 5 tỷ phú tiền mã hóa giàu nhất thế giới gọi tên ai?

Mới đây, tạp chí nổi tiếng thế giới Forbes đã công bố danh sách top những tỷ phú giàu nhất ngành công nghiệp tiền mã hóa trong năm 2022. Sau đây là 5 cái tên đứng đầu danh sách trên. Bạn có biết hết các ông lớn này không?

#5 Chris Larsen – Nhà sáng lập Ripple (XRP) (4,3 tỷ USD)

Ở thời điểm hiện tại, Chris Larsen và cộng sự của mình Brad Garlinghouse vẫn đang nỗ lực trong vụ kiện dài hơi của họ. Vào tháng 01/2020, Ripple đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc bán chứng khoán chưa đăng ký.

Mặc dù đang đối mặt với những thách thức pháp lý, Larsen vẫn tích cực hợp tác với các nhóm khí hậu để khởi động chiến dịch gây áp lực với cộng đồng Bitcoin, hướng đến mục tiêu giảm lượng khí thải carbon của đồng tiền mã hóa số một thế giới.

tong-hop-tien-ma-hoa-139
Chris Larsen – Nhà sáng lập Ripple (XRP)

#4 Gary Wang – Đồng sáng lập và CTO của FTX (5,9 tỷ USD)

Gary Wang là cánh tay phải đắc lực của Sam Bankman-Fried – CEO sàn FTX, cùng nhau ra mắt sàn giao dịch tiền mã hóa FTX vào năm 2019. Wang hiện nắm giữ 16% cổ phần trong hoạt động kinh doanh toàn cầu của FTX và số lượng token FTT trị giá hơn 600 triệu USD. Trước khi bước vào lĩnh vực tiền mã hóa, Wang là kỹ sư phần mềm tại Google.

tong-hop-tien-ma-hoa-140
Gary Wang – Đồng sáng lập và CTO của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX

#3 Brian Armstrong – CEO của sàn giao dịch Coinbase (6,6 tỷ USD)

Nhà sáng lập và CEO của Coinbase đã đưa ngành tiền mã hóa sang một trang sử mới thông qua việc niêm yết trực tiếp trên sàn chứng khoán vào tháng 04/2021 với mức định giá kỷ lục 100 tỷ USD.

tong-hop-tien-ma-hoa-141
Brian Armstrong – CEO của sàn giao dịch Coinbase

#2 Sam Bankman-Fried – CEO của sàn giao dịch FTX (24 tỷ USD)

Không chỉ là người có khối tài sản lớn thứ nhì trong ngành tiền mã hóa, Sam Bankman-Fried còn là tỷ phú giàu thứ 32 nước Mỹ và lọt vào top 10 Nhân vật Crypto của năm 2021. Bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Sam, FTX đã trở thành một trong những thế lực mạnh mẽ nhất trên thị trường tiền mã hóa, dù sàn giao dịch này chỉ mới hoạt động trong vòng 3 năm trở lại đây. Tương tự như CEO Binance, Sam Bankman-Fried cũng đưa ra tuyên bố rằng sẽ cho đi toàn bộ tài sản của mình trong suốt cuộc đời của ông.

tong-hop-tien-ma-hoa-142
Sam Bankman-Fried – CEO của sàn giao dịch FTX

#1 Changpeng Zhao – CEO sàn giao dịch Binance (65 tỷ USD)

Changpeng Zhao (Triệu Trường Bằng) hiện đang là người giàu thứ 19 trên thế giới và đứng ở vị trí số một trong không gian tiền mã hóa. Forbes ước tính rằng vị tỷ phú này sở hữu ít nhất 70% cổ phần Binance, nền tảng giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới. Năm ngoái, công ty được báo cáo đã tạo điều kiện cho khoảng 2/3 tổng khối lượng giao dịch được xử lý, tạo ra doanh thu lên đến 16 tỷ USD.

tong-hop-tien-ma-hoa-143
Changpeng Zhao – CEO sàn giao dịch Binance

Thông tin được tổng hợp bởi CIC

Tin tổng hợp tuần 04 – 08/04/2022

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.