Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Cách nhận biết vùng kháng cự và hỗ trợ để áp dụng trong đầu tư hiệu quả

kháng cự và hỗ trợ

Kháng cự hỗ trợ là nhân tố quan trọng trong phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn bao quát về thị trường, cắt lỗ đúng lúc và thu lợi nhuận cao. 

Thuật ngữ kháng cự hỗ trợ được sử dụng nhằm chỉ các mức giá trên biểu đồ có xu hướng hoạt động như những rào cản, ngăn giá bị đẩy theo một hướng nhất định. Thực tế thì hỗ trợ và kháng cự có nhiều dạng khác nhau và không dễ nắm bắt như chúng ta vẫn nghĩ.

Kháng cự hỗ trợ là gì?

Kháng cự và hỗ trợ là 2 vùng giá mà nhà đầu tư kỳ vọng tại đây giá sẽ đổi chiều.

  • Vùng hỗ trợ là vùng giá có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng. Áp lực mua chiếm ưu thế nên nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.
  • Vùng kháng cự là vùng giá có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Khi giá đi vào ngưỡng kháng cự thì áp lực bán sẽ chiếm ưu thế, nhà đầu tư nên bán ra.

Khi thị trường dao động liên tục giữa tăng và giảm, vùng kháng cự và vùng hỗ trợ liên tục được hình thành. Đây là khu vực giao tranh lợi ích giữa 2 bên mua và bán, bên nào mạnh hơn thì thắng. Vì vậy, nó còn cho thấy tâm lý của những người tham gia thị trường.

Kháng cự và hỗ trợ là khái niệm quen thuộc trong đầu tư
Kháng cự và hỗ trợ là khái niệm quen thuộc trong đầu tư

Sự khác nhau giữa kháng cự và hỗ trợ

Hiểu đơn giản thì kháng cự là các đỉnh và hỗ trợ là các đáy. Xu hướng tăng sẽ tạo ra ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đi lên, ngược lại với xu hướng giảm. Trong trường hợp mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thì chúng sẽ đổi chỗ cho nhau.

Các loại kháng cự và hỗ trợ cơ bản

Vùng giá tròn

Mức giá nằm ở những con số tròn hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn… Ví dụ như 50.000 đồng/cổ phiếu hoặc 6.000 USD/BTC. Do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý mà khi gặp những ngưỡng này, giá có xu hướng bị bật lại.

vùng giá tròn
Các đường kẻ ngang màu đỏ là vùng giá tròn, thể hiện tỷ giá giữa đồng euro và đồng đô la Mỹ (EUR/USD)

Vùng giá đảo chiều cũ

Các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật cho rằng giá sẽ có xu hướng lặp lại nên thường dựa vào số liệu quá khứ để đưa ra dự đoán về tương lai.

Vùng giao dịch (trading range)

Giá sẽ hình thành các đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau bằng đáy trước. Kẻ hai đường nằm ngang song song với nhau, một đường đi qua các đỉnh và đường còn lại đi qua các đáy. Bạn có thể mua khi giá chạm đến đường hỗ trợ và bán ra khi giá chạm đường kháng cự. Điều này có thể được lặp lại nhiều lần đến khi giá trượt ra khỏi trading range.

Minh họa vùng giao dịch
Minh họa vùng giao dịch

Đường xu hướng (trendline)

Trendline được hình thành bằng cách nối 2 đỉnh hoặc đáy gần nhất của một xu hướng lại với nhau. Đường nối hướng xuống báo hiệu xu hướng giảm và ngược lại. Giá chạm vào đường kênh phía trên là cơ hội để bán, giá chạm vào đường kênh phía dưới thì nên mua.

Đường xu hướng (trendline) giúp nhà đầu tư phân tích xu hướng tăng giảm của thị trường.

Đường xu hướng có liên quan mật thiết với kháng cự và hỗ trợ

Đường xu hướng có liên quan mật thiết với kháng cự và hỗ trợ

Khung thời gian lớn nhỏ kết hợp

Mức kháng cự và hỗ trợ này xuất hiện khi sử dụng một khung thời gian lớn, ví dụ như theo tuần. Chúng mang đến cái nhìn tổng quan về thị trường, những đỉnh và đáy xa hơn và vẽ một đường thẳng nằm ngang qua các đỉnh và đáy. Những điểm mà đường thẳng này đi qua không nhất thiết phải tuyệt đối chính xác, chỉ cần tương đối là đủ.

Nguyên nhân hình thành

Tâm lý thị trường

Giả sử vàng đang có giá 1.850 USD/ounce, sau khi bạn mua thì giá tăng lên 1.890 USD/ounce. Như vậy, bạn đã có lợi sau khi mua và đi kể chuyện này với mọi người. Luôn có 3 đối tượng chính trên thị trường gồm người bán, người mua và người đứng ngoài.

Lúc này, người mua là bạn có thể sẽ tiếc nuối vì đã không mua nhiều hơn. Trong khi đó, người bán lại đang lo lắng vì giá tăng cao và hy vọng giá nhanh chóng hạ. Những người đứng ngoài cuộc có thể tiếc nuối nếu không mua vào hoặc thở phào nhẹ nhõm vì chưa bán.

Tất cả những đối tượng này có thể đợi giá giảm để vào vị thế mới hoặc mua ngay nếu không kiên nhẫn. Nhưng nếu tất cả đều cùng tham gia thị trường khi giá rơi xuống gần mức hỗ trợ thì giá sẽ tăng lên. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với ngưỡng kháng cự. Càng nhiều người tham gia khu vực này hoặc mức này được thử nhiều lần thì nó sẽ càng trở nên giá trị.

Xem thêm: Tâm lý đầu tư – Chìa khóa của nhà đầu tư thành công

Sự tiếc nuối

Một vùng giá được hình thành khi bên mua và bên bán có sự thống nhất với nhau. Chẳng hạn, họ đều cho rằng mức giá 1.850 USD/ounce là hợp lý để bán ra/mua vào nên sẽ ngăn không cho giá xuống thấp hơn nữa, hình thành mức hỗ trợ. Nhưng từ sau mốc này sẽ có nhiều người tham gia hơn và tiếp tục nâng giá để tạo nên ngưỡng mới là 1.890 USD/ounce.

Những người tham gia trễ sẽ tiếc nuối mức giá 1.850 USD cũ và chờ đợi nó quay lại để mua vào. Nếu người mua và người bán đều đồng thuận mức giá 1.850 USD là hợp lý thì giá còn có thể bị đẩy lên cao hơn. Nhưng nếu bên mua cho rằng giá quá cao và chờ nó xuống thấp mới mua lại thì 1.850 USD lúc này đã trở thành vùng kháng cự thay vì hỗ trợ.

Sự tiếc nuối mức giá trong quá khứ là một nguyên nhân tạo nên kháng cự hỗ trợ
Sự tiếc nuối mức giá trong quá khứ là một nguyên nhân tạo nên kháng cự hỗ trợ

Xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Bạn cần lưu ý là đường hỗ trợ và kháng cự do các ngưỡng (hay vùng giá) trong quá khứ được lặp lại tạo ra chứ không phải mức giá cụ thể. Vì vậy, ngưỡng hỗ trợ sẽ được xác định bằng một đỉnh trước đó và ngưỡng kháng cự được xác định bằng một đáy trước đó.

  • Đường hỗ trợ có góc nghiêng dương khi giá có xu hướng tăng. Giá ổn định thì đường hỗ trợ nằm ngang.
  • Trong xu hướng giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm. Giá ổn định thì đường kháng cự nằm ngang.

Xu hướng tăng giá là khi mỗi mức hỗ trợ tiếp theo nằm trên mức trước, tương tự với xu hướng giảm giá và đường kháng cự. Ngược lại, nếu mức hỗ trợ rơi xuống đáy giá trước thì xu hướng tăng kết thúc hoặc giá chuyển sang biến động ngang. Mức kháng cự chuyển thành hỗ trợ khi giá tăng chuyển sang giảm và ngược lại.

Xác định khu vực hỗ trợ và kháng cự
Xác định đúng khu vực hỗ trợ và kháng cự sẽ rất có ích cho việc đầu tư

Bên cạnh cách dùng biểu đồ đường, những nhà giao dịch nhiều kinh nghiệm cũng có thể sử dụng biểu đồ nến Nhật.

  • Vùng kháng cự là phần cao nhất của bóng nến và giá đóng/mở cửa.
  • Vùng hỗ trợ là khoảng giá của bóng nến và phần giá đóng/mở cửa.

Cách xác định một vùng kháng cự tiềm năng

  • Tìm kiếm vùng kháng cự hỗ trợ gần nhất so với giá ở thời điểm bạn đang giao dịch.
  • Mức giá được thử đi thử lại hay chạm đi chạm lại một vùng càng nhiều lần thì khả năng cao đó là vùng tiềm năng.
  • Thời gian hình thành càng dài thì các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự càng có ý nghĩa.

Lưu ý khi vẽ kháng cự hỗ trợ

  • Ngưỡng kháng cự được vẽ nên từ 2 hay nhiều đỉnh và ngưỡng hỗ trợ được vẽ nên từ 2 hay nhiều đáy trên đồ thị.
  • Ngưỡng kháng cự hỗ trợ nối liền được càng nhiều điểm càng thể hiện sức mạnh và khả năng tác động đến thị trường.
  • Không nhất thiết phải vẽ một ngưỡng đi qua 2 đáy (hoặc 2 đỉnh) liên tiếp. Bạn cần vẽ một đường liên kết được nhiều mức đáy nhất kể cả trong trường hợp nó có thể cắt ngang một vài mức giá nào đó.
  • Hãy tập trung vào diễn biến thực trên biểu đồ khi vẽ, không cố nắn các đường hỗ trợ, kháng cự theo ý muốn.
Sử dụng Tradingview để vẽ kháng cự và hỗ trợ
Sử dụng Tradingview để vẽ kháng cự và hỗ trợ

Cách giao dịch hiệu quả

Đặt lệnh ở vùng kháng cự và hỗ trợ

Đây là cách cơ bản nhất được nhiều nhà giao dịch áp dụng, công thức bạn cần nhớ là mua tại hỗ trợ và bán tại kháng cự. Lưu ý: không phải vùng kháng cự hỗ trợ nào cũng là nơi để giao dịch, nếu vào lệnh ngay khi thấy kháng cự hỗ trợ thì rất dễ thất bại.

Để tăng xác suất thành công, bạn nên kết hợp với một số chỉ báo và các mô hình nến đảo chiều khác giúp khẳng định rõ hơn về hành động giá. Đặc biệt nếu nến đảo chiều xuất hiện tại các vùng kháng cự hỗ trợ thì bạn nên xem xét vào lệnh, đồng thời thực hiện cắt lỗ nếu cần.

Đặt lệnh ngay khi kháng cự hỗ trợ bị phá vỡ

Dấu hiệu bị phá vỡ là khi giá đóng cửa nến vượt qua hỗ trợ kháng cự. Lúc này, bạn đặt lệnh bán khi hỗ trợ bị phá và đặt lệnh mua khi kháng cự bị phá. Nhược điểm của cách này là bạn không có vị trí chính xác để đặt lệnh cắt lỗ mà chỉ có thể ước lượng một khoảng nhất định dưới vùng kháng cự bị phá vỡ.

đổi vị trí khi bị phá vỡ
Khi bị phá vỡ, chúng sẽ đổi vị trí cho nhau

Chờ giá quay lại kháng cự và hỗ trợ vừa bị phá vỡ

Như đã nói ở trên, khi bị phá vỡ thì kháng cự và hỗ trợ sẽ đổi vị trí cho nhau. Hãy kiên nhẫn chờ vùng hỗ trợ kháng cự đó bị phá vỡ rõ ràng và tìm cơ hội khi giá quay lại vùng này (gọi là retest). Vùng hỗ trợ kháng cự càng được thử nhiều thì các mốc kháng cự hỗ trợ sẽ càng có giá trị. Việc giá thử lại các ngưỡng này cũng là một yếu tố cấu thành nên vùng kháng cự và hỗ trợ tiềm năng.

Thông qua bài viết, tôi hy vọng bạn đã hiểu kháng cự và hỗ trợ là gì. Giao dịch sử dụng kháng cự hỗ trợ sẽ mang lại cho bạn mức lợi nhuận tốt, nhưng cần kết hợp với các công cụ giao dịch bổ sung để loại bỏ yếu tố gây nhiễu và vào lệnh chính xác hơn.

Trần Đăng Khoa

Tài liệu tham khảo:
Bài viết liên quan:

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.