Nhà đầu tư cần biết những gì để đảm bảo hiệu quả giao dịch Crypto? Dưới đây là 10 kiến thức Crypto mà bạn không nên bỏ qua.
Bạn nôn nóng muốn mua Bitcoin nhưng chưa hiểu về cách thức thị trường Crypto vận hành? Lời khuyên mà tôi dành cho bạn là hãy dừng lại ngay lập tức. Thị trường này không chỉ toàn màu hồng, vẫn còn đó những nguy cơ thua lỗ với mọi nhà đầu tư đến từ lừa đảo hoặc bảo mật. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng, hãy cùng tôi điểm qua 10 kiến thức cơ bản sau đây để chắc chắn rằng bạn hiểu mình đang và sẽ cần làm gì khi giao dịch Crypto.
Crypto mang tính phi tập trung và không bị kiểm soát
Một trong những đặc tính nổi bật của tiền mã hóa là không được kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức nào, bao gồm cả các tổ chức tài chính truyền thống như ngân hàng trung ương hoặc chính phủ. Điều này giúp cho Crypto trở nên phi tập trung.
Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc không một thực thể nào có thể đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi cho người dùng. Bạn cần tự trang bị kiến thức Crypto và kinh nghiệm cần thiết để tránh rơi vào những trường hợp đáng tiếc.
Thị trường Crypto hoạt động liên tục
Giao dịch Crypto không bị giới hạn bởi múi giờ hoặc ngày lễ như thị trường chứng khoán truyền thống. Tính liên tục trong hoạt động giao dịch tạo ra sự linh hoạt cho người tham gia. Nhà đầu tư có thể mua bán tiền mã hóa vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Tuy nhiên, vì thị trường không ngừng hoạt động, giá tiền mã hóa có thể biến động mạnh vào bất kỳ lúc nào. Điều này dẫn đến tình trạng giá đột ngột giảm hoặc tăng đột biến, khiến nhà đầu tư không kịp phản ứng hoặc chưa kịp thực hiện các chiến lược đầu tư thích hợp. Vì vậy, việc thực hiện nghiêm ngặt các chiến lược, kế hoạch và quản lý rủi ro là cực kỳ quan trọng khi giao dịch Crypto.
Cẩn thận trước các chiêu trò lừa đảo
Trên mạng xã hội, bạn có thể thấy rất nhiều lời quảng cáo thổi phồng về một chiến lược đầu tư hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ từ các tài sản mã hóa ít người biết đến. Thời gian gần đây còn nổi lên vụ kêu gọi đào một đồng coin và dùng nó để đào rất nhiều đồng mã hóa khác, gồm cả Bitcoin. Những người có kiến thức Crypto hoặc đã tìm hiểu về công nghệ Blockchain sẽ biết điều này là sai hoàn toàn.
Hiện tượng lừa đảo vẫn diễn ra hằng ngày trên thị trường, lấy đi hàng tỷ đô la của nhà đầu tư. Các chiêu trò ngày càng tinh vi hơn và kể cả những chiêu thức cũ cũng được khoác lên lớp áo mới, khiến người trong cuộc không biết đâu mà lần.
Là một nhà đầu tư Crypto tương đối lâu năm, bản thân tôi có niềm tin vững chắc với thị trường này. Đó là lý do mà tôi thành lập ra CIC để hướng dẫn và hỗ trợ cho hàng ngàn nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, tôi mong bạn hiểu rằng không có cái gọi là đầu tư chắc thắng. Mọi chiến lược mà chúng ta đề ra đều nên hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Những lời mời gọi quá sức hấp dẫn chưa chắc là thật mà đôi khi chỉ là chiêu trò “lùa gà” cũ rích nhắm vào những người ít kiến thức Crypto mà thôi.
Dễ bay hơi
Crypto là lớp tài sản dễ bay hơi (volatile), hay dễ hiểu hơn là biến động dữ dội. Có rất nhiều lý do dẫn đến đặc điểm này.
- Thị trường còn non trẻ, chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ như các thị trường tài chính khác. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho việc thao túng giá.
- Thị trường tiền mã hóa rất phức tạp và thường xuyên thay đổi. Không phải lúc nào cũng có đủ thông tin để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn. Những tin đồn và thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng sẽ làm tăng nguy cơ nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi các hành động thao túng giá cả.
- Cách thị trường Crypto hoạt động. Tiền mã hóa được giao dịch 24/7 trên hàng trăm sàn giao dịch khắp toàn cầu. Khi số lượng người mua hoặc bán gia tăng mạnh, áp lực mua/bán trở nên quá mạnh mà thị trường không có các công cụ can thiệp để giảm tốc độ giao dịch, dẫn đến biến động giá rất lớn.
Vì biến động mạnh nên nhà đầu tư Crypto sẽ gặp khó nếu muốn mua đỉnh bán đáy. Tuy nhiên CIC đã nghiên cứu và tìm ra một phương pháp mua gần đỉnh bán gần đáy với hiệu quả lên đến 95%. Khám phá ngay bài viết sau để tìm hiểu về công cụ độc quyền giúp thực hiện điều đó:
FOMO: Chiếc bẫy tâm lý ai cũng sẽ gặp
FOMO là viết tắt của “Fear of Missing Out”, có nghĩa là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội, khiến người ta cảm thấy áp lực phải tham gia vào một hoạt động hay đầu tư nào đó chỉ vì lo sợ bị bỏ lại phía sau. Trong giao dịch Crypto, FOMO thường dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu suy nghĩ và rủi ro.
Dù muốn hay không thì rất nhiều quyết định của nhà đầu tư Crypto sẽ bị thúc đẩy bởi cảm xúc. Ví dụ: khi một token bắt đầu tăng giá và được nhiều người mua vào, thật khó để giữ bình tĩnh và thường nhà đầu tư sẽ bị cuốn vào làn sóng FOMO.
Hãy cố gắng kháng lại cảm giác FOMO, chờ đợi giá token tăng cao nhất và ổn định mới mua vào nếu đó là token bạn thật sự muốn sở hữu. Nếu không, hãy tìm một dự án đáng tin cậy khác đang giao dịch ổn định nhưng có triển vọng và tận dụng cơ hội lợi nhuận khi thời điểm thích hợp đến. Nếu đó là một dự án bạn muốn nắm giữ lâu dài thì đừng để bất kỳ nỗi sợ hãi hay nghi ngờ (FUD) nào làm thay đổi quyết tâm của mình.
Tự nghiên cứu về ICO
ICO (Initial coin offering ‒ chiến dịch phát hành đồng tiền mới) từng rất phổ biến vào năm 2017. Mặc dù cơn sốt đã qua nhưng cơ hội đầu tư thì vẫn còn. Nếu bạn quyết định tham gia vào ICO, hãy đọc kỹ các sách trắng và xem xét công ty đó thật sự có nhu cầu sử dụng công nghệ Blockchain hay không. Dự án trên thị trường Crypto thì rất nhiều nhưng không phải cái nào cũng chất lượng.
Lựa chọn đúng sàn giao dịch Crypto
Chúng ta giao dịch trên các sàn giao dịch Crypto, cũng giống như sàn chứng khoán vậy. Do đó, bạn cần tìm một sàn giao dịch tiền mã hóa với mức độ thanh khoản cao, hỗ trợ nhiều loại tài sản, cung cấp các biện pháp bảo mật hiệu quả. Nếu vẫn chưa biết nên lựa chọn sàn nào thì bạn có thể tham khảo những cái tên dẫn đầu thị trường như CoinBase, Binance, KuCoin, Kraken, Gemini, OKX…
Bảo vệ khóa riêng tư của bạn
Khóa riêng tư (private key) trong thế giới tiền mã hóa là một chuỗi ký tự bí mật được sử dụng để thực hiện các giao dịch Crypto và xác minh chủ sở hữu của tài sản. Khóa riêng tư được lưu trữ trên các ví điện tử (digital wallet) và không được tiết lộ cho bất kỳ ai khác ngoại trừ chủ sở hữu ví. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tài sản mã hóa của người dùng khỏi các truy cập trái phép.
Như vậy, trước khi nói đến khóa riêng tư, bạn cần chọn loại ví thích hợp để lưu trữ tài sản mã hóa. Có 3 loại ví tiền mã hóa chính:
- Ví phần mềm: Lưu trữ trên phần mềm được cài đặt trên máy tính hoặc thiết bị di động.
- Ví phần cứng: Lưu trữ trên thiết bị lưu trữ ngoại tuyến, như một USB, giúp bảo vệ an toàn cho tài sản của bạn.
- Ví giấy (Paper wallets): Một cách lưu trữ offline, trong đó khóa riêng tư được in trên giấy và lưu trữ một cách an toàn.
Một trong những lựa chọn tốt nhất là ví phần cứng vì chúng không được kết nối internet, do vậy mà độ bảo mật cũng sẽ cao hơn.
Thiết kế chiến lược cụ thể
Nhà đầu tư Crypto thành công luôn phải đề ra một chiến lược khoa học và tuân thủ đúng để duy trì lợi nhuận. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chiến lược hay quy tắc cũng sẽ khác biệt. Ví dụ: bạn có thể thiết lập lệnh limit để tự động bán Bitcoin khi giá đạt đến một mức nhất định. Và mức giá để bán này không nhất thiết phải giống nhau với mọi nhà đầu tư Crypto.
Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo từ những nhà đầu tư khác và tinh chỉnh cho phù hợp với mình. Một số sàn giao dịch cho phép bạn sao chép các chiến lược của những người có kinh nghiệm trên thị trường. Tính năng này cũng được cung cấp cho một số loại bot Crypto.
Chiến lược không cần quá cao siêu, chỉ cần phù hợp và dễ áp dụng với bạn. Ví dụ, đây là chiến lược nền tảng để tôi và CIC phát triển nên chiến lược độc quyền hiện tại:
» Chiến lược đầu tư phổ biến và hiệu quả hàng đầu trên thị trường Crypto
Luôn ghi nhớ tư duy dài hạn trong đầu
Nhiều người tham gia vào thị trường với khát khao làm giàu nhanh chóng. Thật không may, điều này là rất khó xảy ra. Phải mất một thập kỷ để Bitcoin đạt mức giá 50.000 USD và con đường này không hề suôn sẻ. Điều tương tự cũng đúng đối với bất kỳ loại tiền mã hóa nào khác: chỉ những người sở hữu kiến thức Crypto và kiên định nhất mới thu được lợi nhuận lớn nhất.
Hãy tìm kiếm các dự án có ứng dụng thực tiễn, cộng đồng nhiệt huyết và đội ngũ phát triển chuyên nghiệp. Pumpkittens GameFi trên Fantom là một ví dụ tiêu biểu. Dự án do một nhóm nhỏ tạo nên và không có sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư. Nhưng khi nhìn thấy tiềm năng của nó, cộng đồng bắt đầu tham gia và Pumpkittens đã trở thành một trong những dự án tốt nhất trên Fantom.
Thị trường vẫn luôn ở đó, điều quan trọng là bạn trang bị đủ kiến thức Crypto để đánh giá những dự án tiềm năng nhất. Tôi tin rằng thành quả sau thời gian chờ đợi sẽ không khiến bạn thất vọng.
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn giao dịch Crypto hiệu quả hơn. Nếu bạn đang muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, tiền mã hóa có thể là lựa chọn thích hợp. Nhưng đầu tư Crypto là một quá trình dài hơi và đầy rủi ro, vì vậy bạn phải tỉnh táo, cẩn trọng và đừng quên nghiên cứu cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Trần Đăng Khoa
- What Is an ICO (Initial Coin Offering)?
https://academy.binance.com/en/articles/what-is-an-ico
- Cách hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO khi đầu tư Crypto
- Kinh nghiệm đầu tư Crypto hiệu quả cho người mới 2023
- Cảnh giác trước 8 hình thức lừa đảo trong Crypto