Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Đường xu hướng là gì? Hướng dẫn xác định và vẽ trendline chi tiết

Đường xu hướng

Xu hướng tăng giảm của thị trường luôn được nhà đầu tư quan tâm vì ảnh hưởng đến vị thế giao dịch. Đường xu hướng do đó cũng là một khái niệm cần phải nắm rõ.

Nắm bắt được xu hướng thị trường là yếu tố quan trọng giúp bạn tăng xác suất giao dịch thành công. Đường xu hướng là một công cụ kỹ thuật phổ biến, dùng để diễn tả hướng đi hiện tại của giá. Sử dụng tốt công cụ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư và nhà giao dịch.

Đường xu hướng là gì?

Đường xu hướng hay còn gọi là trendline là một đường nối giữa đỉnh và đáy của giá. Chúng ta có thể sử dụng nó như một công cụ để đoán định xu hướng thị trường nhằm đưa ra quyết định chính xác.

Nó cũng đóng vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự giúp tìm ra thời điểm vào lệnh. Trendline nối giữa các đáy sẽ tạo thành đường hỗ trợ (trong xu hướng tăng), nối các đỉnh sẽ tạo thành đường kháng cự (trong xu hướng giảm).

Có 3 loại đường xu hướng cơ bản với những đặc điểm và ý nghĩa khác nhau.

  • Xu hướng tăng (uptrend) có đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Các đáy/đỉnh này khi nối lại sẽ tạo thành đường thẳng hướng từ dưới lên trên, biểu hiện giai đoạn tăng giá của thị trường.
  • Xu hướng giảm (downtrend) có đáy sau thấp hơn đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nối các đỉnh/đáy này, ta được một đường thẳng hướng từ trên xuống dưới, thị trường lúc này có xu hướng giảm giá. Bạn nên bán với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống và mua lại để kiếm lợi nhuận.
  • Xu hướng nằm ngang (sideways): giá không có nhiều biến động, thị trường rất im ắng, không nên đầu tư.
3 loại đường xu hướng
3 loại đường xu hướng

Tính chất, ý nghĩa và vai trò của đường xu hướng

Tính chất

  • Đường trendline sẽ có nhiều ý nghĩa hơn nếu có nhiều điểm vẽ xác định.
  • Hiệu lực của đường trendline tỉ lệ thuận với thời gian tồn tại.
  • Đường trendline dễ bị phá vỡ nếu có độ dốc lớn. Nhưng khi độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì nó lại ít có ý nghĩa. Khi đường trendline bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau.

Vai trò

Nhờ đường xu hướng, chúng ta có thể xác định chiều hướng của thị trường, dấu hiệu đảo chiều, các điểm kháng cự và hỗ trợ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ giao dịch theo xu hướng (trend following).

Ý nghĩa

Đường xu hướng dốc xuống cho thấy cung đang lớn hơn cầu, người tham gia sẵn sàng bán hơn là mua. Trong trường hợp này, bạn nên hạn chế vị thế mua vì thị trường khó đạt được mức tăng cao hơn khi xu hướng dài hạn tổng thể đang đi xuống. Tương tự, đường xu hướng đi lên hay tăng báo hiệu cầu vượt cung, giá có thể đi lên.

ý nghĩa của trendline
Dựa vào trendline để nắm bắt nhu cầu và tâm lý thị trường

Một số ứng dụng cơ bản khi vẽ trendline

Dự đoán khu vực hỗ trợ và kháng cự

Các nhà giao dịch có thể dựa vào trendline để dự đoán khu vực hỗ trợ và kháng cự. Thông tin này đặc biệt hữu ích nếu nhà giao dịch đang tìm kiếm các mức nhập chiến lược hoặc muốn quản lý rủi ro hiệu quả bằng cách xác định những khu vực để đặt lệnh cắt lỗ.

Cần đặc biệt chú ý đến vùng giá tiếp cận trendline bởi những khu vực này thường đóng vai trò chính trong việc xác định hướng đi ngắn hạn của giá. Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi giá gần đến mức hỗ trợ/kháng cự chính:

  • Giá chạm đường trendline và tiếp tục theo hướng của xu hướng trước đó.
  • Giá di chuyển qua trendline, báo hiệu sự đảo ngược hoặc suy yếu của xu hướng hiện tại.
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là một yếu tố quan trọng trong phân tích thị trường

Kênh giá

Kênh giá (price channel) được tạo thành từ đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ đỉnh (nếu giá tăng) hoặc từ đáy (nếu giá giảm). Có 3 dạng kênh giá là tăng, giảm và đi ngang. Nó thường được sử dụng bởi các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật nhằm đo lường động lực cũng như xu hướng của hành động giá.

Kênh giá có thể được xem như phiên bản khác của đường xu hướng trendline, giúp phân tích và giao dịch theo xu hướng giá.

Làm thế nào để vẽ đường xu hướng?

Có 2 bước cụ thể để bạn vẽ đường xu hướng như sau:

  • Bước 1: Xác định các đỉnh và đáy.
  • Bước 2: Nối các đỉnh và đáy đó bằng một đường thẳng liền nhau. Bạn sẽ có thể xác định được xu hướng giá trong một thời gian nhất định.

Hiện nay, có một số công cụ hữu ích giúp bạn vẽ trendline nhanh và chuẩn xác hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu cách dùng MetaTrader 4 và Tradingview để vẽ trendline.

MetaTrader 4

Đây là nền tảng giao dịch forex và CFD được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích thị trường. Để vẽ đường xu hướng trong MetaTrader 4, bạn thực hiện các bước dưới đây.

  • Bước 1: Mở MetaTrader 4 và chọn vào biểu tượng “/” trên thanh menu.
  • Bước 2: Giữ chuột trái, nối các đỉnh/đáy với nhau để tạo thành trendline giảm hoặc tăng.
vẽ đường xu hướng
Vẽ trendline bằng MetaTrader 4

Tradingview

Tradingview thành lập năm 2011, là nền tảng cung cấp dịch vụ phân tích biểu đồ giá cho các thị trường ngoại hối, chứng khoán, Cryptocurrency… Cách vẽ trendline bằng Tradingview:

  • Bước 1: Mở Tradingview, nhấn vào biểu tượng 3 sọc ngang ở góc trái phía trên màn hình và chọn biểu tượng trendline.
  • Bước 2: Nối các đỉnh và đáy.
vẽ trendline bằng Tradingview
Áp dụng tương tự để vẽ trendline bằng Tradingview

Lưu ý khi vẽ

  • Khi vẽ Trendline phải luôn là đường chéo, không phải đường ngang.
  • Để vẽ đường xu hướng thì cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy nhưng đường xu hướng chỉ được xác nhận khi có thêm đỉnh hoặc đáy thứ 3.
  • Trendline càng dốc càng có độ tin cậy thấp và khả năng bị phá vỡ cũng cao hơn.
  • Không có một tiêu chuẩn chung chính xác nào khi vẽ trendline. Có nhà đầu tư sẽ vẽ theo giá mở, giá đóng, người khác lại vẽ theo nến cao, nến thấp.
  • Trendline sẽ càng có giá trị hơn khi giá chạm vào nhiều lần nhưng không bị phá vỡ.

Giới đầu tư vẫn thường dùng câu nói “Trend is friend” ‒ xu hướng là bạn. Thật vậy, khi nắm bắt được xu hướng thị trường, bạn sẽ đưa ra những phương pháp giao dịch hợp lý giúp tăng lợi nhuận. Đường xu hướng là một dấu hiệu tuyệt vời để nhà đầu tư nhìn rõ xu hướng và tâm lý thị trường. Thấu hiểu yếu tố này sẽ giúp hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi hơn.

Trần Đăng Khoa

Tài liệu tham khảo:
Bài viết liên quan:

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.