Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

Blockchain giúp chống lại biến đổi khí hậu như thế nào?

Blockchain giúp chống lại biến đổi khí hậu theo rất nhiều cách

1. Blockchain có gây biến đổi khí hậu hay không?

Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc, gọi tắt là COP26, được tổ chức cuối năm 2021 tại Scotland đã kêu gọi thế giới cam kết hạn chế lượng khí thải carbon. Với mục tiêu không làm tăng tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển trong vòng 30 năm tới, nhiều người đã dồn sự chú ý sang công nghệ blockchain như một giải pháp ưu việt cho vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu cách blockchain giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến khí hậu trong phần dưới đây.

1.1. Token xanh

Ngành công nghiệp tài sản mã hóa đã và đang bị buộc tội một cách vô cớ là tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Thế nhưng, sự thật là những công nghệ đằng sau các loại tiền mã hóa, cụ thể là blockchain, là nền tảng tiết kiệm năng lượng và làm tiền đề cho các sáng kiến khí hậu. Algorand đã tuyên bố blockchain của mình là hoàn toàn không có carbon; Polkadot cũng đã được chứng nhận là một blockchain thân thiện với khí hậu.

Mối quan tâm mới đối với lượng khí thải carbon đã mở ra cánh cửa cho các giải pháp tài sản mã hóa xanh. Ví dụ: token tiện ích xanh có thể được dùng làm phần thưởng cho việc giảm lượng carbon khí thải.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng quan tâm đến crypto và blockchain, các dự án mã hóa liên quan đến môi trường cũng gây được nhiều sự chú ý của cộng đồng. Ví dụ, TreeCoin bán tài sản mã hóa gắn với cây bạch đàn và tái đầu tư vào cây bạch đàn ở Paraguay. Hay như ClimateCoin khuyến khích việc bù đắp lượng khí thải carbon bằng cách tưởng thưởng token cho những người trồng cây hoặc giúp giảm lượng khí thải CO2.

1.2. Quản lý lưới điện thông minh

Công nghệ blockchain có thể giúp cải thiện và quản lý lưới điện thông minh trong thị trường năng lượng phi tập trung, cho phép giao dịch ngang hàng đáng tin cậy và minh bạch. Chẳng hạn như Powerledger cho phép người tiêu dùng mua, bán hoặc trao đổi trực tiếp lượng điện tái tạo dư thừa với nhau. Trong khi đó, dự án Electron của Vương quốc Anh sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum để phát triển một lưới điện thông minh, cung cấp năng lượng một cách nhất quán và đồng bộ.

Những công nghệ mới giúp giảm đáng kể chi phí chế tạo các thiết bị điện tử. Việc điện thoại di động được sử dụng rộng rãi ở các nước mở ra hướng phát triển các tấm pin Mặt Trời có thể kết nối với blockchain, cho phép người tiêu dùng được hưởng lợi. Azuri Technologies, Zola Electric và Mobisol đang sản xuất các bảng điều khiển năng lượng Mặt Trời chi phí thấp cho các khu vực không có lưới điện ở nông thôn châu Phi. Hệ thống này giúp giảm giá thành các sản phẩm áp dụng công nghệ năng lượng Mặt Trời, chỉ bằng một phần nhỏ so với giá dầu hỏa. Người dân nông thôn không có lưới điện trở thành chủ sở hữu công nghệ tiên tiến, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

1.3. NFT và game

NFT đang ngày càng được tận dụng để chống lại biến đổi khí hậu, với các sáng kiến từ nâng cao nhận thức đến gây quỹ. Hơn nữa, NFT được sử dụng như một hồ sơ bất biến về tác động và tín chỉ carbon.

Một dự án đáng chú ý sử dụng NFT để bảo vệ môi trường là DigitalArt4Climate. Đây là sáng kiến hợp tác đa bên sử dụng công nghệ blockchain để biến tác phẩm nghệ thuật thành tài sản mã hóa hoặc NFT, có thể được thu thập và giao dịch, mở ra tiềm năng huy động nguồn lực, sự tham gia của những người trẻ trong vấn đề bảo vệ môi trường. Người sáng lập DCarbon Adi K. Mishra chỉ ra, bạn cũng có thể sử dụng hình thức game để khuyến khích hành động tích cực vì khí hậu trên diện rộng.

Một ví dụ khác, GreenApes triển khai trò chơi điện tử để giúp mọi người biết lượng khí thải carbon của họ và kiếm tiền thông qua hoạt động bảo vệ môi trường.

tong-hop-tien-ma-hoa-142

1.4. Đo lường và đánh giá

Blockchain là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá, kết hợp với trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật (IoT) với cơ sở dữ liệu được kết nối với nhau trên quy mô lớn.

Các hợp đồng thông minh cung cấp một cơ chế chống giả mạo và không tốn chi phí để kết nối những thay đổi hoặc kết quả trong quá trình cải thiện môi trường với các khuyến khích tài chính.

1.5. DAO: Giải pháp chung tay chống biến đổi khí hậu

Công nghệ blockchain có thể tạo ra nền kinh tế kỹ thuật số mới, giúp đoàn kết và gắn kết về mặt kinh tế giữa nhiều người vì một mục đích chung. Bất kỳ ai chú trọng việc bảo vệ môi trường và khí hậu đều có thể tham gia DAO về môi trường, đồng thời có thể thu về lợi ích cho bản thân.

Blockchain nói chung và các dự án crypto nói riêng đã và đang ngày càng tăng tính hiện diện trong các phát kiến cải thiện hành tinh của chúng ta. Vì vậy, nếu có ai nói rằng crypto chỉ gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường, bạn đã có căn cứ và lý lẽ để bảo vệ cho ngành công nghiệp này rồi.

2. FPT đón đầu ngành công nghiệp metaverse và blockchain như thế nào?

Vừa qua tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của tập đoàn FPT, Chủ tịch Trương Gia Bình đã có những chia sẻ về tầm nhìn của tập đoàn đối với blockchain và metaverse – hai lĩnh vực được xem là còn rất mới, không chỉ đối với người Việt mà còn với ngành giáo dục trong nước. Ngoài ra, FPT cũng đã yêu cầu toàn bộ sinh viên thuộc hệ thống đại học FPT học về blockchain và metaverse.

Ông Bình cho biết, cách FPT tiếp cận metaverse là một thế giới “thực – ảo là một”. Nếu Axie Infinity được xem là một dự án “thuần ảo”, tức mọi hoạt động đều diễn ra nội bộ trong không gian ảo của Axie, thì FPT thiên về “thực – ảo là một”, bởi FPT nghĩ rằng mô hình này sẽ bền vững hơn nhiều.

Chủ tịch FPT còn lấy ví dụ, chương trình Meduverse (kết hợp giữa từ Education và metaverse) là một công nghệ học mới. Để trẻ thích học, không những vậy còn phải học sâu, học hay, học sáng tạo, thì mô hình này phải hỗ trợ tốt quá trình tương tác cũng như làm nổi bật vai trò của người học nhờ vào metaverse.

“Nói bây giờ sẽ hơi sớm, nhưng hy vọng trong thời gian tới các bạn sẽ nhìn thấy metaverse của FPT đi vào thực tiễn đời sống Việt Nam và cả thế giới”, ông Trương Gia Bình tuyên bố.

tong-hop-tien-ma-hoa-143

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT cũng chia sẻ: “FPT sẽ tiếp tục đón đầu các xu hướng công nghệ mới của kỷ nguyên như Web3, metaverse… cũng như kiến tạo các giải pháp dịch vụ chuyển đổi số đẳng cấp, hiện thực hóa các cơ hội đột phá”.

Về blockchain, ông Bình cho rằng FPT gần như là một trong các tổ chức làm blockchain sớm nhất ở Việt Nam. Khách hàng đầu tiên của FPT là Singapore Airlines. Từ đó, FPT đã có nền tảng và những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực blockchain và NFT. Tập đoàn này đang hướng đến phát triển những giao thức blockchain phục vụ toàn cầu.

Tại hội thảo blockchain do Binance tổ chức ở Dubai, Việt Nam đã được ghi nhận như trung tâm blockchain của thế giới. Hy vọng trong tương lai không xa, người Việt sẽ có thật nhiều những dự án và sáng kiến dựa trên công nghệ blockchain, từ đó khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp blockchain và crypto của thế giới.

3. Nexo và Mastercard ra mắt thẻ thanh toán bằng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới

Công ty cho vay tiền mã hóa Nexo cho biết họ đã hợp tác với công ty thanh toán toàn cầu Mastercard (MA.N) để ra mắt “thẻ thanh toán bằng tiền mã hóa” đầu tiên trên thế giới vào ngày 13/04 vừa qua.

Đây là động thái hợp tác mới nhất giữa ngành tiền mã hóa và các công ty tài chính lớn với mục tiêu tiến sâu vào thị trường này khi tài sản kỹ thuật số đang ngày càng phổ biến.

Nexo cho biết ban đầu loại thẻ này được phát hành ở một số quốc gia châu Âu nhất định, cho phép người dùng chi tiêu mà không cần phải bán tài sản mã hóa curea mình. Nghĩa là khách hàng có thể dùng tài sản như Bitcoin để thế chấp cho khoản tín dụng đã cấp. Điều này được đánh giá là tiến bộ hơn hầu hết các thẻ tín dụng truyền thống với đặc điểm không có tài sản bảo đảm và có một hạn mức tín dụng nhất định.

tong-hop-tien-ma-hoa-144

Thẻ tín dụng được liên kết với Nexo có thể được dùng để mua hàng tại 92 triệu cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ Mastercard trên khắp thế giới, cho phép các nhà đầu tư chi tiêu tới 90% giá trị tài sản mã hóa của họ.

Nexo cho biết: “Thẻ không yêu cầu mức hoàn trả tối thiểu hằng tháng hoặc phí không hoạt động”. Không có giới hạn nào về số tiền khách hàng có thể chi tiêu và lãi suất chỉ được trả trên số tiền thật sự sử dụng. Lãi suất được giữ ở mức 0% đối với những khách hàng duy trì tỷ lệ khoản vay từ 20% trở xuống so với tài sản mã hóa mà họ thế chấp.

Raj Dhamodharan, người đứng đầu bộ phận đối tác và sản phẩm tiền mã hóa và blockchain của Mastercard cho biết: “Mastercard nhận ra rằng tài sản kỹ thuật số đang cách mạng hóa ngành tài chính thế giới”.

4. Tham vọng trở thành “thủ phủ” Bitcoin của Miami

Mới đây, thị trưởng của Miami, Francis Suarez, một tín đồ Bitcoin nổi tiếng và là người đề xuất áp dụng tiền mã hóa trong chính phủ, đã cho dựng bức tượng Miami Bull trong khuôn khổ sự kiện Bitcoin 2022. Theo ông, bức tượng sẽ là một biểu tượng củng cố vị trí của Miami với tư cách thủ phủ Bitcoin và trung tâm tài chính tương lai của Mỹ. 

Thị trưởng Suarez cho rằng Bitcoin cũng như crypto đồng nghĩa với sự đổi mới tài chính và là nấc thang vươn đến tương lai. Được biết, bức tượng chú bò Miami này mô phỏng theo bức tượng Charging Bull nổi tiếng của Phố Wall. Trong sự kiện Bitcoin 2022, nơi hội tụ những người ủng hộ Bitcoin trên toàn thế giới, đã có rất nhiều người đến tham quan và chụp ảnh với biểu tượng mới của Miami.

tong-hop-tien-ma-hoa-145
Miami Bull sẽ là một biểu tượng củng cố vị trí của Miami với tư cách là thủ phủ Bitcoin

Những tín đồ của Bitcoin luôn có một niềm tin sâu sắc rằng đồng tiền mã hóa này sẽ giúp thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Bitcoin đang ngày càng phổ biến trong đời sống và đã có những quốc gia chấp nhận Bitcoin làm tiền tệ như El Salvador. Bên cạnh đó, có những người nổi tiếng, thậm chí là nguyên thủ quốc gia đã thay đổi quan điểm, lên tiếng ủng hộ đồng tiền này, có thể kể đến như bà Janet Yellen – Bộ trưởng Tài chính Mỹ hay Chase Jamie Dimon – CEO JP Morgan.

5. Sony đầu tư 1 tỷ USD vào Epic Games về lĩnh vực metaverse

Theo VCG, mới đây Sony đã đầu tư thêm 1 tỷ USD vào Epic Games. Công ty này đã thông báo hoàn thành vòng tài trợ 2 tỷ USD vào thứ hai, ngày 11/04. Sony có một ít cổ phần trong Epic và đã đầu tư 450 triệu USD vào công ty này kể từ tháng 07/2020.

KIRKBI, công ty sở hữu thương hiệu Lego, cũng đã quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào Epic Games trong vòng tài trợ mới nhất, được thiết kế để đẩy nhanh tham vọng của các công ty trong không gian metaverse.

tong-hop-tien-ma-hoa-146

Kenichiro Yoshida – CEO của Sony cho biết: “Là một công ty giải trí sáng tạo, chúng tôi rất vui mừng được đầu tư vào Epic Games để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của cả hai trong lĩnh vực metaverse, nơi người sáng tạo và người dùng có thể chia sẻ thời gian của họ”. 

Ông chia sẻ thêm: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng khả năng của Epic Games. Đơn cử như việc họ đang sở hữu các công cụ phát triển trò chơi mạnh mẽ. Kết hợp thêm với công nghệ của Sony, điều này sẽ thúc đẩy các nỗ lực hợp tác, chẳng hạn như phát triển trải nghiệm mới cho người hâm mộ trong thể thao ảo và những sáng kiến sản xuất trong lĩnh vực thực tế ảo của chúng tôi”.

Thông tin được tổng hợp bởi CIC

Tin tổng hợp tuần 11 – 15/04/2022

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.