Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Binance được đơn vị kiểm toán xác nhận tỷ lệ nắm giữ Bitcoin đạt 101%

binance

Binance được đơn vị kiểm toán xác nhận tỷ lệ nắm giữ Bitcoin đạt 101%

Hãng kiểm toán Mazars tuyên bố rằng Binance nắm giữ toàn bộ tài sản Bitcoin (BTC) người dùng được lưu trữ trên sàn. Theo thông báo đăng tải trên website, hãng kiểm toán của Pháp cho biết đã tiến hành xác minh toàn lượng BTC được lưu trữ trên Binance, từ đó đi đến kết luận rằng sàn có tỷ lệ dự trữ lên đến 101%.

Theo đó, Mazars đã kiểm toán Bitcoin và các phiên bản phái sinh của đồng tiền mã hóa này được Binance nắm giữ trên các Blockchain Bitcoin, Ethereum, BNB Chain và Binance Smart Chain. Thời điểm kiểm toán là vào ngày 23/11/2022, dựa trên các lần chụp số dư về tài sản nắm giữ và nghĩa vụ nợ với người dùng Binance.

Binance được đơn vị kiểm toán xác nhận tỷ lệ nắm giữ Bitcoin đạt 101%

Sàn giao dịch Crypto khi ấy đang lưu trữ tổng cộng 575742.4228 BTC, số lượng ngang bằng với 101% lượng Bitcoin được người dùng lưu trữ trên sàn. Mazars lưu ý là có cân nhắc luôn cả lượng BTC được sử dụng trong dịch vụ cho vay và margin trên Binance, dù có thể được thế chấp bởi các tài sản khác.

Chưa dừng lại ở đó, website của Mazars còn cho phép người dùng Binance xác minh Bitcoin của mình có được sàn nắm giữ hay không bằng cách nhập thông tin tài sản để kiểm tra qua Merkle Tree. Sàn KuCoin mới đây cũng chọn Mazars làm đơn vị kiểm toán tài sản dự trữ của mình.

Trung Quốc áp dụng luật về quyền tài sản đối với NFT

Một tòa án tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc đã áp dụng luật về quyền tài sản đối với các bộ sưu tập NFT. Tòa án phán quyết rằng NFT là tài sản ảo trực tuyến và cần được bảo vệ theo luật pháp Trung Quốc.

Cần lưu ý rằng, luật pháp Trung Quốc không đề cập rõ ràng về các tính năng của NFT. Tuy nhiên, tòa án đã thiết lập các thuộc tính pháp lý cho các NFT. Theo báo cáo, “NFT có các đặc điểm thuộc đối tượng điều chỉnh của luật về quyền tài sản như có giá trị, khan hiếm, khả năng kiểm soát và truy xuất nguồn gốc”. Do đó, tòa án khẳng định chúng là tài sản bất động sản ảo của mạng.

Mặc dù cấm Crypto, Trung Quốc dường như đang giữ lập trường mềm mỏng hơn đối với các NFT. Đầu năm nay, nước này đã bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng Blockchain quan trọng cho phép chính phủ phát triển các NFT có thể được mua trực tiếp bằng tiền pháp định. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào NFT dưới dạng tài sản đầu cơ. Bằng cách coi chúng là tài sản bất động sản thay vì token, NFT ở Trung Quốc không được coi là tiền tệ.

Trung Quốc áp dụng luật về quyền tài sản đối với NFT

Tether ra mắt stablecoin được đảm bảo bằng Nhân dân tệ trên mạng TRON giữa khó khăn do thiếu tính minh bạch

Không gian tiền mã hóa vẫn đang quay cuồng với hậu quả từ sự cố vỡ nợ của FTX, TRON (TRX) cũng không ngoại lệ. Các nhà đầu tư đang phân tích xem điều gì có thể thúc đẩy TRX tăng giá. Một trong những điều có thể giúp tiền mã hóa gốc của TRON, Tronix, phục hồi đó là tin tức Tether Operations Ltd. thông báo bổ sung stablecoin được hỗ trợ bằng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNHT) vào Blockchain TRON vào ngày 06/12.

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019 và được chốt giá cố định bằng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNH), CNHT là một trong 4 loại stablecoin chính của Tether. Theo lời nhà sáng lập TRON Justin Sun, việc ra mắt trên hệ sinh thái TRON thể hiện một “cột mốc quan trọng đối với cộng đồng Crypto và châu Á”. Sun cũng chia sẻ tin tức về việc Huobi Global niêm yết CNHT trên TRON với các cặp giao dịch USDD. USDD là một stablecoin mới do Cục dự trữ TRON DAO phát hành.

Tether ra mắt stablecoin được đảm bảo bằng Nhân dân tệ trên mạng TRON giữa khó khăn do thiếu tính minh bạch

Theo dữ liệu CoinMarketCap, vào ngày 07/12, vốn hóa thị trường của token này chạm mức 4,86 tỷ USD, khiến TRX trở thành tài sản mã hóa lớn thứ 16 trên toàn thị trường. Có thể thấy tin tức này khá tích cực trong bối cảnh khó khăn đang bủa vay Tether (USDT) do thiếu tính minh bạch. FUD xung quanh Tether tiếp tục phát triển vì công ty không cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán sau khi phát hành khoản vay khổng lồ trị giá khoảng 6,1 tỷ USD kể từ ngày 30/09/2022.

Sau cú sảy chân của FTX thì tính minh bạch của các sàn ngày càng được quan tâm. Trong đó, Proof of Reserves hay bằng chứng dự trữ được nhắc đến ngày càng nhiều. Bạn có thể đọc thêm thông tin về Proof of Reserves tại đây:

» Proof of Reserves: Could It Have Avoided the FTX Meltdown?

Goldman Sachs được cho là bơm tiền để “gom” các công ty Crypto giá rẻ sau vụ FTX

“Gã khổng lồ” ngành tài chính Mỹ Goldman Sachs được cho là đang có kế hoạch chi hàng chục triệu USD để mua hoặc đầu tư vào các công ty tiền mã hóa sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX.

Thông tin này đã được Mathew McDermott – người đứng đầu bộ phận tài sản mã hóa của ngân hàng chia sẻ với Reuters vào ngày 06/12. Theo đó, ông cho biết làn sóng khủng hoảng của FTX đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu về các tổ chức tiền mã hóa được quản lý, đáng tin cậy hơn trên thị trường và các ngân hàng lớn đã nhìn thấy cơ hội của mình để bắt đầu kinh doanh.

Đồng thời, Mathew McDermott tiết lộ thêm rằng Goldman Sachs đang tiến hành thẩm định đối với một số công ty Crypto khác nhau, tuy nhiên thông tin chi tiết không được đề cập. Đây là động thái phù hợp với tuyên bố của chính bản thân Mathew McDermott, hé mở khả năng Goldman Sachs sẽ bắt đầu “cuộc viễn chinh” mới vào thị trường với tuyên bố trong cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Goldman Sachs được cho là bơm tiền để “gom” các công ty Crypto giá rẻ sau vụ FTX

Goldman Sachs cũng nhìn thấy các cơ hội tuyển dụng đối với ngành Crypto khi các công ty tiền mã hóa lẫn công nghệ truyền thống liên tục sa thải nhân viên, mặc dù hiện tại ngân hàng đang hài lòng với quy mô đội ngũ của mình.

Ứng dụng Blockchain, Telegram cho phép đăng ký tài khoản không cần sim

Ứng dụng nhắn tin Telegram đã tung ra một bản cập nhật mới cho phép người dùng tạo tài khoản bằng số ẩn danh dựa trên Blockchain thay vì dùng số điện thoại di động. Đây là một điểm đáng chú ý trong bản cập nhật vừa được cho ra mắt vào ngày 06/12. Telegram cũng sẽ cho ra mắt tính năng “Tự động xóa tất cả các cuộc trò chuyện” và mã QR tạm thời.

Trước đó, ứng dụng này đã cho phép ẩn số điện thoại cá nhân với những người lạ để tăng tính bảo mật. Với bản cập nhật mới, người dùng Telegram sẽ có thể ẩn số điện thoại của mình với tất cả người dùng trên nền tảng, đồng thời không cần dùng sim.

Ứng dụng Blockchain, Telegram cho phép đăng ký tài khoản không cần sim

Theo đó, người dùng sẽ phải mua một “số ẩn danh dựa trên Blockchain” từ một nền tảng đấu giá phi tập trung có tên Fragment, được thành lập bởi người sáng lập của Telegram Pavel Durov. Nền tảng này bán tên người dùng (username) và số ẩn danh, tương thích với ứng dụng trên điện thoại và web. Các giao dịch trên Fragment được thực hiện thông qua token chính thức của Telegram là TON.

Người dùng sẽ có thể mua một số ẩn danh với giá 16 USD hoặc 9 TON. Bạn có thể sử dụng các số này sau khi mua bằng cách thực hiện quy trình xác minh qua OTP. Tuy nhiên, người dùng Hoa Kỳ sẽ không thể sử dụng tính năng này vì Fragment không cung cấp dịch vụ tại đây.

Blockchain ngày càng cho thấy nhiều tiềm năng hơn, hãy chắc rằng bạn đã hiểu rõ về công nghệ có thể thay đổi tương lai này:

» Blockchain là gì? Mọi thứ bạn cần biết về công nghệ Blockchain

Thông tin được tổng hợp bởi CIC

Tin tổng hợp tuần 05 – 09/12/2022

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

Bắt đầu hành trình trở thành bậc thầy Crypto ngay hôm nay

Chúng tôi đã giúp hơn 3.000 thành viên đầu tư thành công với hơn 500 thành viên đạt cấp độ Crypto Master