Lợi nhuận lên đến 100% nếu làm đúng chiến lược CIC

9 cách bảo mật MacOS đơn giản và hiệu quả người dùng nên biết

Bảo mật macOS

Bảo mật macOS tưởng như không cần thiết nên thường bị bỏ qua nhưng suy nghĩ này rất sai lầm.

Từ trước đến nay, người dùng macOS vẫn luôn tự hào rằng máy tính của mình được bảo vệ khỏi virus tốt hơn so với các hệ điều hành khác. Nhưng một vài thông tin gần đây chỉ ra các thiết bị dùng macOS cũng có nguy cơ lây nhiễm virus cao. Để bảo vệ máy tính khỏi nguy cơ bị virus tấn công và thất thoát thông tin cá nhân, bạn cần thực hiện ngay 9 mẹo bảo mật macOS dưới đây.

Update máy tính

Tại thời điểm viết bài thì phiên bản mới nhất được Apple cung cấp là macOS 12.0.1 hay macOS Monterey, chính thức ra mắt vào ngày 25/10/2021. Phiên bản 12.0.1 mang đến nhiều tính năng và thiết kế mới, bạn nên nâng cấp máy tính càng sớm càng tốt theo hướng dẫn.

  • Bước 1: Kiểm tra sự tương thích của máy tại link sau. Bạn có thể xem đầy đủ danh sách các máy Mac đủ điều kiện nâng cấp lên hệ điều hành mới. Hãy kiểm tra cẩn thận xem thiết bị của mình có được liệt kê hay không. Ngoài ra, nếu nâng cấp từ macOS Sierra trở lên, máy của bạn cần 26GB trống. Nếu nâng cấp từ phiên bản cũ hơn, bạn cần tới 44GB trống.
  • Bước 2: Backup dữ liệu (sẽ được tôi hướng dẫn chi tiết ở phần 3 của bài viết này).
  • Bước 3: Xóa các file cũ nếu dung lượng trống trên ổ cứng không còn nhiều.
  • Bước 4: Vào App Store, tìm từ khóa “macOS Monterey” để tải phiên bản cập nhật về máy. 
macOS Monterey được giới thiệu là có nhiều cải tiến
macOS Monterey được giới thiệu là có nhiều cải tiến

Apple luôn phát hành các bản cập nhật cho macOS mỗi khi xuất hiện nguy cơ hay lỗ hổng bảo mật. Những bản cập nhật này nhằm vá lỗi một cách nhanh chóng và kịp thời, tránh virus lây lan trên diện rộng. Nếu không update kịp thời thì máy tính của bạn có nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại.

Để cập nhật máy thường xuyên, bạn vào menu Apple ⇒ System Preferences ⇒ Software Update ⇒ Update Now.

Update hệ điều hành mới nhất là cách bảo mật macOS đơn giản, nhanh chóng
Update hệ điều hành mới nhất là cách bảo mật macOS đơn giản, nhanh chóng

Xóa hết dữ liệu và cài lại máy

Trong trường hợp bạn mới mua máy Mac hoặc muốn bán lại cho người khác, một cách để bảo đảm an toàn cho thông tin cá nhân là xóa sạch dữ liệu trên máy tính.

Bước 1: Mở tính năng Recovery Mode (Chế độ khôi phục)

Bạn có thể mở tính năng này từ trong máy hoặc từ USB đã cài đặt từ trước.

  • Với dòng Mac từ năm 2010 về trước: Tắt máy, khởi động lại, sau đó nhấn giữ phím Option (Alt) và chọn Recovery.
  • Với các dòng còn lại: Giữ tổ hợp phím Command + R để vào Recovery Mode.
  • Sử dụng Network Recovery nếu cả 2 cách trên đều không được: Nhấn và giữ đồng thời các phím Command + Shift + R trong khi bật máy Mac. Máy sẽ tự động tải chức năng Recovery cho bạn.
  • Nếu vẫn chưa thành công, bạn cần tạo USB cài đặt macOS, khởi động máy Mac từ USB đó bằng cách nhấn và giữ phím Option (Alt) trong quá trình khởi động.

Bước 2: Xoá sạch ổ cứng (không bắt buộc)

Trường hợp muốn cài đặt hệ điều hành nhưng vẫn giữ nguyên dữ liệu, bạn có thể bỏ qua bước này. Tài khoản và dữ liệu sẽ không bị ảnh hưởng nhưng hệ điều hành sẽ được ghi đè. Bạn nên sao lưu dữ liệu trước khi xóa để bảo mật macOS tốt hơn. Nếu không cần xóa sạch ổ cứng thì bạn có thể xem ngay bước 3.

  • Vào Recovery Mode và chọn tuỳ chọn Disk Utility nếu muốn xóa sạch ổ cứng để cài hệ điều hành mới hoàn toàn. Tuỳ cách khởi động Recovery Mode, bạn có thể thấy ngay tuỳ chọn Disk Utility hoặc mở nó từ Utilities ⇒ Disk Utility.

Tuỳ chọn Disk Utility
Tuỳ chọn Disk Utility
  • Danh sách các ổ cứng có trên máy sẽ hiện ra, bạn chỉ cần chọn ổ cần xóa và nhấn Erase. Nếu muốn xóa dữ liệu trên ổ cứng cơ truyền thống (HDD), bạn hãy nhấn nút Security Options. Nếu máy dùng ổ đĩa SSD, bạn không cần sử dụng tuỳ chọn Security Options mà chỉ cần đặt tên cho ổ đĩa (ví dụ: Macintosh HD) và chọn Erase để tiến hành ghi đè.
Chọn Erase để xóa
Chọn Erase để xóa
  • Màn hình Security Options là giao diện để ghi đè dữ liệu trên máy Mac. Di chuyển thanh trượt để ghi đè dữ liệu lên toàn bộ ổ đĩa. Chỉ cần ghi đè 1 lần là đã có thể xóa sạch dữ liệu.
Bạn có thể chọn ghi đè nhiều hơn 1 lần nếu cẩn thận
Bạn có thể chọn ghi đè nhiều hơn 1 lần nếu cẩn thận
  • Nhấn OK sau khi quá trình ghi đè kết thúc. Tốc độ ghi đè tùy thuộc vào lượng dữ liệu cần xóa, có thể lên đến vài tiếng hoặc thậm chí là cả ngày.

Bước 3: Cài lại hệ điều hành macOS

  • Nếu khởi động máy từ chức năng Recovery, nhấn nút Reinstall macOS để cài đặt. Nếu khởi động từ USB, nhấn nút Continue để chuyển đến các tuỳ chọn nâng cao.
  • Chọn ổ đĩa muốn cài đặt hệ điều hành macOS, ví dụ ổ đĩa Macintosh HD đã nói ở trên.
  • macOS sẽ bắt đầu được cài đặt. Quá trình này thường mất khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. 
Quá trình ghi đè đang được tiến hành
Quá trình ghi đè đang được tiến hành

Backup (sao lưu) dữ liệu với Time Machine

Time Machine giúp sao lưu dữ liệu vào một thiết bị lưu trữ ngoài để bạn khôi phục lại khi cần thiết. Tuy không trực tiếp giúp bảo mật macOS nhưng Time Machine rất có ích trong trường hợp bạn lỡ tay xóa dữ liệu, đồng thời hỗ trợ khôi phục lại nguyên trạng máy tính sau khi cài đặt máy tính mới (thay vì phải cài đặt thủ công).

Thiết lập Time Machine

Time Machine là một tính năng được tích hợp sẵn trong máy và bạn cần một thiết bị lưu trữ ngoài, độc lập với máy để sử dụng. Thiết bị này phải được kết nối với cổng USB, FireWire hoặc Thunderbolt của máy.

Khi kết nối ổ cứng ngoài với Mac, bạn sẽ được hỏi có muốn sử dụng ổ cứng để sao lưu dữ liệu với Time Machine không. Bạn chọn Encrypt Backup Disk ⇒ Use as Backup Disk.

Lựa chọn Time Machine làm phương tiện backup
Lựa chọn Time Machine làm phương tiện backup

Trong trường hợp Time Machine không hỏi thì bạn thao tác tiếp như sau:

  • Bước 1: Mở Time Machine preferences từ menu Time Machine  trên thanh menu. Hoặc chọn Apple menu ⇒ System Preferences ⇒ Time Machine.
  • Bước 2: Chọn Select Backup Disk ⇒ chọn Disk hoặc Add or Remove Backup Disk.
  • Bước 3: Chọn ổ cứng sao lưu từ danh sách, sau đó chọn Use Disk.

Thao tác trong trường hợp Time Machine không hỏi
Thao tác trong trường hợp Time Machine không hỏi

Dùng Time Machine để backup

Sau khi được thiết lập, Time Machine sẽ tự động sao lưu mỗi giờ và xóa phiên bản sao lưu cũ nhất khi ổ cứng đầy. 

  • Nếu muốn sao lưu ngay lập tức: Chọn Back Up Now trên thanh menu Time Machine .
  • Dừng sao lưu tự động: Mở Time Machine preferences, chọn Deselect Back Up Automatically (phiên bản macOS Sierra hoặc mới hơn) hoặc Turn off Time Machine (phiên bản OS X El Capitan hoặc mới hơn). Ngoài ra, bạn cũng có thể sao lưu thủ công bằng cách chọn Back Up Now từ menu Time Machine.
  • Dừng trong khi đang sao lưu: Chọn Skip This Backup (hoặc Stop Backing Up) từ menu Time Machine.
  • Để kiểm tra trạng thái sao lưu: Kiểm tra các biểu tượng trên menu Time Machine. Biểu tượng này thể hiện Time Machine đang sao lưu tm_backup, đang chờ đến lần sao lưu tự động tiếp theo tm_idle1 hoặc không hoàn thành việc sao lưu tm_alerttm_alert_two.

Để chọn những phần mà bạn không muốn sao lưu, mở Time Machine preferences từ menu Time Machine ⇒ Options ⇒ il_addbuttonmail và chọn những phần bạn không muốn sao lưu.

Thông báo sau khi đã sao lưu xong
Thông báo sau khi đã sao lưu xong

Khôi phục dữ liệu từ Time Machine

  • Bước 1: Mở cửa sổ cho dữ liệu muốn khôi phục. Ví dụ: Để khôi phục một file bạn đã xóa từ folder Pictures, hãy mở folder Pictures. Nếu cần sao lưu tự động các phiên bản của tài liệu mà bạn đang dùng, hãy mở tài liệu, sau đó sử dụng Time Machine để phục hồi phiên bản mới nhất của tài liệu đó.
  • Bước 2: Chọn Enter Time Machine từ menu Time Machine  hoặc click vào Time Machine trên thanh công cụ.
  • Bước 3: Tìm mục muốn khôi phục:
  • Sử dụng dòng thời gian ở bên cạnh màn hình để xem các mục sao lưu cũng như thời gian mà nó được sao lưu.
  • Chọn một mục và ấn Space Bar để xem trước (preview) nhằm chắc chắn rằng đó là mục bạn muốn khôi phục.
  • Bước 4: Chọn Restore để khôi phục mục bạn đã chọn hoặc Ctrl + click vào mục cho các lựa chọn khác.

Bên cạnh macOS, tôi còn thực hiện các bài viết hướng dẫn bạn bảo mật máy tính Windows cũng như điện thoại Android và iOS. Tất cả các bài viết này thuộc “Cẩm nang Đầu tư Crypto” mà bạn có thể tìm thấy ngay bên dưới.

Cài đặt phần mềm antivirus

Theo khảo sát thì chỉ có 15% đến 25% người dùng Mac cài đặt phần mềm antivirus trong máy. Điều đó nghĩa là khoảng 75% đến 85% máy Mac có nguy cơ bị nhiễm và lây lan các loại virus và trojan rất cao. Những phần mềm diệt virus nổi tiếng như Norton Symantec, McAfee, BitDefender và Kaspersky cung cấp đầy đủ các chức năng chống, quét và diệt virus, trojan và được cập nhật thường xuyên. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng phần mềm miễn phí thì có thể tải Sophos Anti-Virus for Mac Home Edition.

Sophos Anti-Virus vẫn giúp bạn bảo mật macOS khá tốt
Dù chỉ là phần mềm miễn phí nhưng Sophos Anti-Virus vẫn giúp bạn bảo mật macOS khá tốt

Tuy nhiên, việc cài đặt phần mềm antivirus cũng vô dụng nếu bạn không cập nhật phần mềm hoặc quét virus thường xuyên. Tôi gợi ý bạn nên thiết lập chế độ tự động tải xuống và cập nhật thường xuyên, đồng thời hãy nhớ quét virus đều đặn cho máy tính. Hầu hết phần mềm cho phép tùy chỉnh lịch quét hệ thống và bạn cũng có thể chủ động quét toàn máy Mac khi cần.

Bật chức năng FileVault

Apple cung cấp một loạt những tính năng bảo mật macOS cho hệ thống và các tập tin được an toàn khỏi nguy cơ bị tấn công từ internet. Một trong những tính năng nổi bật giúp bảo mật máy tính của Mac là FileVault. 

Phần mềm này cho phép người dùng mã hóa dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng với mã hóa 123 XTS-AESW của Mac. Nó cũng có thể được sử dụng để bảo vệ các ổ đĩa bên ngoài. Để bật FileVault, bạn mở System Preferences ⇒ Security & Privacy ⇒ FileVault ⇒ Turn on FileVault.

FileVault giúp bảo mật macOS
FileVault giúp mã hóa dữ liệu và bảo vệ máy tốt hơn

Apple cung cấp một loạt những tính năng bảo mật macOS cho hệ thống và các tập tin được an toàn khỏi nguy cơ bị tấn công từ internet. Một trong những tính năng nổi bật giúp bảo mật máy tính của Mac là FileVault. 

Phần mềm này cho phép người dùng mã hóa dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng với mã hóa 123 XTS-AESW của Mac. Nó cũng có thể được sử dụng để bảo vệ các ổ đĩa bên ngoài. Để bật FileVault, bạn mở System Preferences ⇒ Security & Privacy ⇒ FileVault ⇒ Turn on FileVault.

Kích hoạt Firewall

Giống như Windows của Microsoft, macOS tích hợp sẵn chế độ tường lửa có chức năng ngăn chặn các kết nối đến từ nguồn không mong muốn. Để bật tường lửa của Mac, bạn truy cập vào phần Security & Privacy ⇒ Firewall ⇒ Turn on Firewall. Người dùng cũng có thể tùy chỉnh các thiết lập tường lửa trong menu Options Firewall.

Đừng bỏ qua chức năng tường lửa nếu muốn bảo mật macOS
Đừng bỏ qua chức năng tường lửa nếu muốn bảo mật macOS

Tạo mật khẩu cho máy bằng Password Assistant

Password Assistant cũng được Apple tích hợp sẵn và bạn nên tận dụng để bảo mật macOS. Phần mềm này giúp người dùng tạo mật khẩu có độ bảo mật khá cao dựa trên chuẩn FIPS-181 với tối đa 31 ký tự. Để sử dụng chức năng này, bạn cần vào Users & Groups, chọn Change Password và điền chuỗi ký tự muốn cài làm mật khẩu. Như vậy là máy tính của bạn đã có thêm một “lớp áo giáp” chắc chắn.

Một mật khẩu quá dễ đoán sẽ có ra nhiều nguy cơ bị hack
Một mật khẩu quá dễ đoán sẽ có ra nhiều nguy cơ bị hack

Nắm danh sách các phần mềm cài trong máy

Một điều tưởng chừng như đơn giản và thường không được nhiều người chú ý nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc bảo mật macOS và máy tính nói chung. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn sẽ cài đặt khá nhiều chương trình khác nhau để phục vụ nhu cầu làm việc, giải trí. Mặc định, macOS sẽ hiện lên thông báo yêu cầu bạn xác nhận sự tin tưởng đối với phần mềm định cài. Bạn cần chú ý vì nếu không cẩn thận, máy tính sẽ bị virus ẩn trong phần mềm đó xâm nhập. 

Nếu bạn không chắc chắn về tính an toàn của phần mềm, đừng cài đặt nó. Hacker thường lợi dụng tâm lý hiếu kỳ từ người dùng để đặt những cái tên giả mạo cho phần mềm nhằm đưa mã độc vào máy tính của họ. 

cẩn thận khi tải phần mềm về máy mac
Hãy thật cẩn thận trước khi bấm tải bất kỳ thứ gì về máy Mac của bạn

Nói không với các chương trình, phần mềm không rõ nguồn gốc

Mặc dù hiện nay Apple Store hỗ trợ nhiều ứng dụng cho người dùng nhưng nó vẫn chưa đầy đủ (mà Exodus là một ví dụ điển hình), vì thế bạn cũng thường xuyên phải tải và cài đặt các ứng dụng bên ngoài. Những dạng file phổ biến nhất mà bạn tải về để cài đặt chương trình, phần mềm là .rar và .exe. Tuy nhiên, đây cũng chính là những file dễ bị hacker giấu virus vào để tấn công máy tính. 

Tôi xin hướng dẫn bạn các cách để mở file hoặc cài đặt chương trình an toàn:

  • Cẩn thận khi tải file từ các diễn đàn, drive hoặc được chia sẻ từ người khác qua Messenger, Telegram, email… Sử dụng internet an toàn cũng sẽ giúp bảo mật macOS của bạn tốt hơn.
  • Quét virus trước khi tải về và cài đặt: Dùng công cụ Virustotal để quét đường dẫn.
  • Trước khi mở tập tin, quét bằng phần mềm antivirus.
  • Theo dõi quá trình cài đặt, đọc kỹ trước khi bấm “Tiếp theo”, “Next”, “Yes”…
  • Dùng GateKeeper để chặn phần mềm bên ngoài tự động cài đặt. GateKeeper giúp bạn quản lý những ứng dụng được cài đặt trên máy tính nhằm ngăn chặn các phần mềm độc hại thâm nhập.

Thiết lập GateKeeper

Bước 1: Vào System Preferences ⇒ Security & Privacy ⇒ General. Tiếp tục chọn hình ổ khoá vàng ở góc trái và cấp quyền admin để thay đổi.

Bước 2: Chọn nguồn bạn muốn cho phép:

  • Mac App Store: Chỉ cho phép tải và cài đặt ứng dụng có trên App Store, các nguồn khác sẽ không chạy được (bao gồm cả việc tải từ internet một ứng dụng có trên Store).
  • Mac App Store and identified developer: Tùy chọn này cho phép tải và cài đặt ứng dụng có trên Apple Store và ứng dụng của nhà phát triển đã đăng ký thông tin với Apple. Bạn có thể tải một ứng dụng trên internet và khởi chạy nếu nó có trong danh sách của Apple.
  • Anywhere: Phần mềm tải từ mọi nguồn đều được phép cài đặt và khởi chạy. GateKeeper không khuyến khích người dùng chọn tính năng này vì độ bảo mật macOS rất kém. Nó còn có thể bị lợi dụng để chạy các chương trình nguy hiểm cho máy Mac.

3 lựa chọn mà GateKeeper cung cấp để giúp người dùng bảo mật macOS
3 lựa chọn GateKeeper cung cấp để giúp người dùng bảo mật macOS

Việc bảo mật máy tính là cực kỳ cần thiết trong thời đại 4.0, đặc biệt nếu đang đầu tư Crypto thì bạn lại càng phải chú ý hơn. Tôi tin rằng 9 bí quyết trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo mật macOS. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác để cập nhật nhanh chóng tin tức bổ ích.

Lời kết

Đây là bài cuối cùng của chuỗi bài viết “Bảo mật ví Crypto là gì? Các lưu ý để bảo mật ví tốt nhất”, tôi hy vọng những bài viết hướng dẫn bạn cách bảo mật trên các thiết bị sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản mã hóa của bạn tốt hơn, bởi vì tài sản của bạn phải an toàn thì bạn mới có thể yên tâm thực hiện các hoạt động đầu tư của mình.

Phần tiếp theo của bộ cẩm nang sẽ là chuỗi bài viết “Tâm lý đầu tư – Những lưu ý để đầu tư Crypto hiệu quả”. Bạn sẽ tìm hiểu và hiểu rõ hơn về tâm lý của những đầu tư Crypto nói riêng và các nhà đầu tư nói chung, để từ đó bạn có thể rút ra được những bài học giá trị về tâm lý đầu tư, củng cố tâm lý tốt hơn để có thể đầu tư đạt hiệu quả cao hơn. Hẹn gặp bạn trong bài viết tiếp theo!

Trần Đăng Khoa

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.