Khóa học đầu tư 4.0 với Crypto

Logo của CIC - Crypto Inner Circle

Arbitrum chính thức trả airdrop, ARB được niêm yết trên nhiều sàn Crypto

Arbitrum chính thức trả airdrop, ARB được niêm yết trên nhiều sàn Crypto

Arbitrum chính thức trả airdrop, ARB được niêm yết trên nhiều sàn Crypto 

Trước thềm trả airdrop, lượng giao dịch hằng ngày trên Arbitrum tăng kỷ lục. Ngày 23/03, lượng giao dịch hằng ngày trên Arbitrum đã đạt mức kỷ lục mới là 1.312.052, vượt qua ngưỡng cũ 1.103.398 giao dịch vào ngày 21/02. Trong đó có khoảng 1,08 triệu giao dịch được xử lý trên mạng chính Ethereum. 

Trong đợt airdrop đầu tiên này, Arbitrum đã phân phối hơn 1,162 tỷ ARB cho khoảng 625.000 ví đủ điều kiện nhận airdrop, tương đương với 11,62% nguồn cung ban đầu 10 tỷ của ARB. Theo Nansen, vẫn còn hơn 320 triệu token ARB chưa được claim sau nhiều giờ trả thưởng airdrop từ giải pháp layer-2 Arbitrum. Đồng tra cứu trên Dune Analytics, gần 190.000 địa chỉ ví đủ điều kiện, tức khoảng 30% người dùng vẫn chưa nhận token của mình. 

Bên cạnh đó, các sàn như Gate.io, MEXC, OKX, Bybit, Huobi, Kucoin, Bitget và cả Binance đều đã chốt lịch niêm yết. ARB trong thời gian này cũng ghi nhận các vùng giá “thất thường” khi đồng loạt các sàn lớn nhỏ mở niêm yết. Trên Bybit, đã có lúc đồng token này giật lên tận 106 USD. Sáng ngày 24/03, ARB đang được giao dịch quanh mốc 1,42 USD, tạm thời lập đỉnh ở 1,6 USD trên Binance. 

Arbitrum chính thức trả airdrop, ARB được niêm yết trên nhiều sàn Crypto

Sự kiện airdrop của Arbitrum đánh dấu bước chuyển mình thành một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) thực thụ. Trong những ngày qua, từ khoá “Arbitrum” đã chiếm sóng top thịnh hành trên nhiều quốc gia, theo thống kê từ Google Trends, chứng tỏ sức hút của sự kiện lần này là vô cùng to lớn.

Liên tiếp những “làn đạn” của SEC nhắm vào các công ty Crypto tại Mỹ

Sàn Coinbase nhận Wells Notice từ SEC về các vi phạm chứng khoán tiềm ẩn

Rạng sáng ngày 23/03, CEO Brian Armstrong của Coinbase, sàn giao dịch Crypto lớn nhất nước Mỹ, cho biết đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) gửi Wells Notice về các vi phạm chứng khoán tiềm ẩn. Đây là thông báo thường được SEC gửi đến những công ty mà ủy ban này chuẩn bị có hành động pháp lý, cho họ thời gian để chuẩn bị lập luận bác bỏ. Wells Notice không đồng nghĩa với việc công ty có vi phạm hay sẽ bị SEC phạt tội.

Theo lời của Giám đốc Pháp lý Paul Grewal, Coinbase đã dự liệu trước về việc này và hoàn toàn tin tưởng vào tính hợp pháp của tài sản và dịch vụ của mình. Coinbase hoan nghênh một quy trình pháp lý rõ ràng để chứng minh rằng SEC đã không công bằng đối với ngành tài sản mã hóa.

Đây cũng không phải lần đầu tiên nền tảng giao dịch Crypto lớn nhất Hoa Kỳ phải đối mặt với SEC. Chỉ trong 9 tháng qua, họ đã có đến 30 cuộc gặp với cơ quan này, nhưng không nhận được bất kỳ chỉ dẫn nào về những khía cạnh phải thay đổi hay quy trình đăng ký staking. Ông Grewal tuyên bố SEC đang có sự bất nhất trong lập trường khi chính ủy ban đã phê duyệt cho dịch vụ staking của sàn tại thời điểm Coinbase IPO và niêm yết sàn chứng khoán vào năm 2021.

Liên tiếp những “làn đạn” của SEC nhắm vào các công ty Crypto tại Mỹ

SEC kiện Justin Sun

SEC đã cáo buộc Justin Sun cùng 3 công ty có liên hệ với nhân vật này là Tron Foundation Limited, BitTorrent Foundation Ltd., và Rainberry Inc tội danh mở bán chứng khoán trái phép. Loại chứng khoán mà SEC chỉ đích danh là hai đồng tiền TRON (TRX) và BitTorrent (BTT) của hệ TRON.

Đơn kiện khẳng định Justin Sun cùng những công ty trên đã phát hành và chào bán trái phép TRX thông qua những chương trình tương tác trên mạng xã hội, kêu gọi người theo dõi quảng bá cho token và tham gia các cộng đồng của TRON. Trong khi đó, BTT thì lại được mở bán bằng cách airdrop cho người nắm giữ TRX.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán còn cáo buộc Justin Sun có hành vi wash trading TRX, tức tự tiến hành các yêu cầu mua bán TRX trên thị trường thứ cấp nhằm tạo ấn tượng giả mạo rằng đồng tiền đó đang có nhu cầu giao dịch lớn, trong quãng thời gian tháng 04/2018 – tháng 02/2019. Số lượng giao dịch wash trading được SEC đề cập trong đơn kiện là hơn 600.000, với khối lượng mua bán mỗi ngày nằm từ 4,5 triệu đến 7,4 triệu TRX.

Liên tiếp những “làn đạn” của SEC nhắm vào các công ty Crypto tại Mỹ

Sáng ngày 23/03, nhà sáng lập TRON Justin Sun đã đưa ra phát ngôn đầu tiên. Sun nói rằng việc SEC nhắm đến TRON chỉ là sự tiếp nối chuỗi hành động pháp lý áp đặt lên nhiều tổ chức khác trong ngành tiền mã hóa trong thời gian gần đây. Sun nói lý lẽ của SEC là thiếu thuyết phục khi cơ quan này chưa có khung pháp lý cụ thể cho Crypto, đồng thời còn gọi đơn kiện của ủy ban chứng khoán chỉ là một “khiếu nại dân sự”.

TRON cho biết sẽ sẵn sàng làm việc với chính quyền và cơ quan quản lý để xây dựng những quy định giám sát minh bạch cho ngành tiền mã hóa, đề cập đến việc đảo quốc Dominica vào cuối năm 2022 đã công nhận TRX và BTT làm phương thức thanh toán hợp pháp.

Có thể thấy, dù SEC cùng các cơ quan tài chính tiểu bang liên tục chĩa mũi dùi vào ngành Crypto sau cú sụp FTX thì chính bản thân họ cũng còn bất nhất trong lập luận. Dù vậy, cộng đồng vẫn mong muốn các quy định được thắt chặt hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng và nền kinh tế. 

Telegram cho phép mua và bán USDT trực tiếp trong ứng dụng

Ứng dụng nhắn tin Telegram vừa thêm USDT – đồng stablecoin có vốn hóa lớn nhất thị trường – vào bot @wallet của mình, mở rộng khả năng giao dịch Crypto cho người dùng. Việc tích hợp thanh toán bằng tiền mã hóa vào các ứng dụng nhắn tin như Telegram về cơ bản sẽ đơn giản hóa quá trình giao dịch như gửi văn bản hoặc hình ảnh thông thường. Đây đồng thời là một bước phát triển tích cực trong việc phổ cập rộng rãi tiền mã hóa cho người dùng phổ thông toàn cầu.

Tháng 04/2022, Bitcoin (BTC) và Toncoin (TON) đã được thêm vào marketplace của @wallet và tích hợp sẵn trong các cuộc trò chuyện trên ứng dụng. Theo đánh giá, các stablecoin như USDT mang lại nhiều lợi ích mà không biến động giá mạnh mẽ như Bitcoin hay Ethereum. Do đó, chúng là một thành phần quan trọng đối với những người dùng muốn nắm giữ tiền trong hệ sinh thái tiền mã hóa và nhất là khi thị trường điều chỉnh mạnh.

Telegram cho phép mua và bán USDT trực tiếp trong ứng dụng

Bot @wallet của Telegram là một tính năng trong Telegram cho phép người dùng quản lý việc nắm giữ tiền mã hóa của họ, bao gồm gửi và nhận giao dịch, kiểm tra số dư và xem lịch sử giao dịch. Với sự tích hợp này, giờ đây người dùng có thể mua và bán USDT trực tiếp trong ứng dụng.

Ứng dụng nhắn tin Telegram đã cho thấy sự nhanh nhạy trong việc kết hợp với các công nghệ mới. Trước đó, CIC cũng đã đưa tin về một cập nhật rất hay khác của nền tảng này và bạn có thể đọc thêm tại:

» Ứng dụng Blockchain, Telegram cho phép đăng ký tài khoản không cần sim

Thủ lĩnh Big Bang G-Dragon ra mắt bộ sưu tập NFT

Nam thần tượng Kpop G-Dragon sẽ trình làng bộ sưu tập NFT đầu tiên của mình mang tên “Archive of PEACEMINUSONE”. Theo công bố từ sàn giao dịch NFT OpenSea, cũng là nơi mở bán NFT của G-Dragon, bộ sưu tập là một bức tranh mang tên “Archive 16” do chính nam ca sĩ vẽ, đại diện cho câu chuyện cuộc đời anh. Tổng cộng sẽ có 3 lần mở bán, diễn ra vào các ngày 22/03, 23/04 và 30/04.

  • Đợt mở bán đầu tiên sẽ diễn ra vào 08:00 AM ngày 22/03 (giờ Việt Nam), phát hành 13.444 NFT với giá 88 USD trên OpenSea chuỗi BNB, do đó người hâm mộ sẽ mua NFT bằng BNB. Loạt NFT trong đợt mở bán này sẽ là những mảnh ghép tạo nên bức tranh “Archive 16”.
  • Các đợt mở bán tiếp theo sẽ lần lượt diễn ra vào ngày 22/04, phát hành 1.888 NFT với giá 288 USD/NFT và 29/04, phát hành 654 NFT với giá 488 USD/NFT. Theo đó, tương ứng với số lượng và giá tiền của NFT, độ hiếm của chúng theo các đợt mở bán cũng sẽ tăng dần. 

Thủ lĩnh Big Bang G-Dragon ra mắt bộ sưu tập NFT

Đáng chú ý, người hâm mộ mua NFT sẽ có cơ hội nhận vé hoà nhạc, được quyền mua các mặt hàng lưu niệm giới hạn số lượng từ sớm và giấy chứng nhận có chữ ký của G-Dragon. PEACEMINUSONE là một thương hiệu thời trang do thủ lĩnh Big Bang sáng lập, bắt đầu với các sản phẩm áo, mũ, trang sức phong cách đường phố. Việc đưa thiết kế của mình vào không gian mã hóa là một cách tiếp cận mới giúp nam ca sĩ đến gần hơn với người hâm mộ.

MetaMask ra mắt thị trường staking cho doanh nghiệp

Theo thông báo ngày 22/03, ví MetaMask Institutional sẽ cho ra mắt một thị trường staking, cho phép các tổ chức lựa chọn dịch vụ staking từ 4 nhà cung cấp chính bao gồm: Kiln, Blockdaemon, Allnodes và ConsenSys Staking. Nền tảng dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 27/03, 2 tuần trước khi hard fork Shanghai diễn ra – sự kiện giải phóng lượng lớn ETH khóa lại từ năm 2020. Do đó, thị trường mới của ConsenSys được kỳ vọng giải quyết nhu cầu tìm kiếm dịch vụ staking vào thời điểm đó. 

Johann Bornman, trưởng nhóm sản phẩm của MetaMask Institutional cho biết: “Tôi nghĩ rằng thanh khoản staking có một vai trò to lớn trong Web3 trong tương lai. Chúng tôi rất quan tâm đến việc làm thế nào để bắt đầu thêm các tùy chọn staking cho người dùng của mình”.

MetaMask Institutional đồng thời tung ra các tính năng nâng cao bao gồm bảng kiểm soát, quản lý danh mục đầu tư, giám sát tài sản kỹ thuật số với P&L và phân bổ hiệu suất cũng như báo cáo giao dịch chuyên sâu nhằm giúp các doanh nghiệp xác định lại quyết định đầu tư một cách hiệu quả hơn.

MetaMask ra mắt thị trường staking cho doanh nghiệp

Thông tin được tổng hợp bởi CIC

Tin tổng hợp tuần 20 – 24/03/2023

Nếu bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ ngay bài viết này đến cho mọi người bạn nhé!

Trải nghiệm dịch vụ CIC miễn phí

Tôi là Trần Đăng Khoa, người sáng lập nên cộng đồng Crypto Inner Circle (CIC).
Tôi hy vọng sẽ có dịp đồng hành cùng bạn trên con đường gặt hái thành công
từ thị trường Crypto

MASTER INVESTOR

Trần Đăng Khoa

 

Bắt đầu hành trình Bậc Thầy Crypto của bạn ngay bây giờ!

Hãy để lại thông tin tại đây nhé. Đội ngũ tư vấn của CIC sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất có thể.